Author - Ánh Dương

Nuôi gà chọi chiến tập 1: Những kiến thức cơ bản

Nuôi gà chọi chiến là một thú vui xuất hiện từ rất lâu đời từ thời phong kiến, hiện nay ở một số quốc gia (Có Việt Nam), việc chơi gà chọi bị biến tướng thành mô hình cờ bạc nên bị cấm. Tuy nhiên, gà chọi nuôi gà chọi là một thú vui, một đam mê trong giới trẻ hiện nay, việc lựa chọn được giống gà chọi tốt đòi hỏi một kỹ thuật xem – đánh giá chi tiết không phải ai cũng biết, trong bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ cung cấp nhưng cách nuôi gà chọi đạt hiệu quả trong thực chiến. nuoi ga choi

Lựa chọn giống gà

Gà chọi là một loại gà đặc biệt, được tuyển chọn và gây giống qua nhiều năm nhiều đời. Người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay, đa phần những giống gà có tướng lạ là giống gà hay được gọi là “thần kê”. Hiện nay có khoảng 27 loại gà có dị tướng, các bạn trẻ có thể tham khảo sau đây: - Gà tử mị khi ngủ thì năm ngay đày, sẩy cánh và xuôi giò hoặc đôi giò móc lên cây như dơi. - Gà quy hình thù giống như con rùa chỉ khác là có lông vũ. - Gà độc nhãn, độc dao chỉ có một mắt một cựa. - Gà mắt ếch mắt mèo có đôi mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng - Gà tam nhĩ là loài gà có 3 lỗ tai. Và một số giống gà khác, các bạn có thể tham khảo quyển “Linh thú Việt Nam” Ngoài cách lựa chọn giống gà chọi, các bạn có thể lựa chọn qua tướng hình của gà. Giống gà hay phải có thân hình cân đối, mạnh mẽ và gân guốc. Chân gà lùn và mạnh mẽ, bộ xương nhặt và ngắn, mỏ gà nhỏ miệng sâu. Lông gà phải cứng và nhiều… Đó là giống gà có mã đẹp nhất. Có thể nói, nuôi gà chọi là một quá trình tốn côn sức và cũng chính là một nghệ thuật bởi người nuôi vừa giúp gà phát triển, vừa dạy dỗ và huấn luyện gà. Cụ thể: Cách nuôi gà chọi 2

2. Chăm sóc ngoại hình gà

Gà chọi để trưởng thành cần quá trình nuôi khoảng 10 tháng, đặc biệt chỉ được chọi từ khoảng từ cuối tháng chạp (12 AL) đến tháng tư vì sau thời gian này gà cần thay lông để có bộ mã đẹp hơn. Các bạn thường xuyên phải sửa soạn lông cho nó bằng cách dùng kéo tỉa bớt long cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu-môn, còn lông đầu thì hớt sạch. Sau đó lấy 4 thứ gồm ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nước rồi tẩm vào thân gà bởi ngải cứu và nghệ có chức năng khiến thịt gà săn chắc hơn. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho gà. Nếu siêng hơn thì có thể dây sớm phơi sương và tắm nắng cho gà.

3. Chế độ dinh dưỡng cho gà

Cách nuôi gà chọi cơ bản nhất là để cho chúng ăn tự do và thả rông, chế độ ăn theo công thức sau: Gà chọi nuôi dưỡng trong chuồng: – Cám gạo : 10% – Bộ bắp : 20% – Lúa hạt: 30% – Cá tươi nấu chín : 20% – Rau (rau muống, cải, xà lách): 20%. Gà chọi chuẩn bị đi đấu – Lúa hạt: 0.25 kg. – Rau, giá: 0.10 kg. – Lươn, thịt bò : 0.10 kg. Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng. Nước uống cho gà chọi tự do, chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm vi khuẩn.

4. Chế độ tập luyện ở gà

Gà chọi trước khi đi đá cần phải trải qua giai đoạn tập luyện, cũng như những đấu sĩ, đây là giai đoạn quan trọng nhất và gian nan nhất. Kỹ thuật huấn luyện gà chọi gồm: Giai đoạn xổ gà: Khi con gà lớn chuẩn bị đấu, chúng ta lựa một đôi gà tương tự về ngoại hình, vóc dáng (hoặc nhỏ hơn) sau đó bịt cựa gà lại và thả ra cho hai chú gà tự đá lẫn nhau để làm quen. Qua nhiều cuộc đấu thử như thế, gà trở nên gan dạ, tinh khôn, quen chịu-đựng… Đặc biệt lưu ý sau khi đá gà, các bạn cần ‘vỗ hen’ cho gà, làm cho các nhớt dãi trong cổ họng gà tuôn hết cả ra. Chủ gà dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn ngoáy vào trong cổ gà để kéo hết đờm dãi ra. Hết dãi nhớt, gà không còn khò khè khi lâm trận. Giai đoạn nước rút: Là giai đoạn những ngày con gà sắp ra đá độ. Gà cần được ‘nuôi thúc’ theo khẩu phần thức ăn trên. Sau đó tiến hành tập nhồi gà (làm gà mất thăng bằng) bằng cách nâng ức gà lên cao cách mặt đất khoảng 20cm, sau đó buông tay ra gà sẽ mất thăng bằng và tìm cách chống chân, cứ làm như vậy để gà quen thủ thế trước khi ra chiến trường. Giai đoạn gà chọi: Tùy theo kỹ thuật và cách nâng niu gà mà các bạn chọn cho mình những đối thủ xứng tầm, đừng háo thắng cũng như quá tức giận mà bỏ gà, cứ kiên nhẫn và tập tành cho gà chọi phù trước khi xưng hùng. Tốm lại, chơi gà chọi đòi hỏi một quá trình kiên nhẫn và chịu khó, cũng như gian nan trong huấn luyện và thiệt hại “kinh tế” trong thực chiến. Nếu các bạn có đam mê có thể tham khảo các kỹ thuật trên để chăm sóc gà của mình nhé.
Read more...