Kỹ thuật chăn nuôi

Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời

Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời

Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật về chăn nuôi sẽ giúp bà con đạt được hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro gây ra dịch bệnh, hoặc giảm thiểu khá nhiều chi phí trong chăn nuôi. Bài viết sau đây, máy ấp trứng Ánh Dương xin giới thiệu đến với bà con mô hình nuôi vịt trời và những kỹ thuật cần có.

Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời
Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời

1. Phân ô chia chuồng nuôi vịt

Bạn nên làm chuồng trại thành các ô nhỏ riêng biệt để nhốt những con cùng lứa lại với nhau. Trung bình một ô khoảng 20m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con vịt. Sau đó giảm dần vào các tháng tiếp theo. Ô chuồng nuôi được chia làm 3 phần gồm khu ăn uống, khu nghỉ ngơi và khu bơi lội. Khu ăn uống và khu nghỉ ngơi chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng, 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế là phần cho vịt bơi lội.

2. Kỹ thuật xây chuồng trại

Nền chuồng bà con nên láng nền bằng xi măng để tiện cho việc vệ sinh xịt rửa sau này. Ngoài ra, bà con nên xây dựng hệ thống sập lỗ để khi dọn dẹp chuồng, hệ thống chất thải sẽ theo đường sập lỗ chảy ra ngoài, đảm bảo vệ sinh tốt cho chuồng trại. Phần bơi lội nên đào lỗ sâu khoảng 1m và rộng khoảng 2m, được lót bằng bạt chống thấm và rộng nước vào để vịt bơi lội

3. Chiều cao ngăn chuồng vịt

Dù vịt trời đã được thuần hóa tuy nhiên vịt trời vẫn còn bản tính thiên nhiên của nó là có thể bay, bởi vậy khi làm chuồng trại, bà con nên tăng độ cao của vịt trời lên 3m - 3,5m. Tránh tình trạng vịt trời bay nhảy sang chuồng khác - ảnh hưởng đến cách quản lý và chăm nuôi sau này. Bà con có thể rào bằng lưới thép B40 hoặc lưới cước cho phù hợp với tùy mô hình.

4. Tạo bóng mát cho chuồng vịt

Cách cơ bản và đỡ tốn kém nhất chính là trồng cây ăn quả kèm theo, vừa thu hoạch quả vừa tạo được bóng mát cho chuồng. Bà con tránh lựa chọn một số cây dạng thân mềm bởi vịt có thể nghịch phá hỏng nhé.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm làm chuồng trại chăn nuôi vịt trời, tùy địa thế và điều kiện bà con có thể xây dựng mô hình phù hợp theo tiêu chí và ý tưởng riêng. Đảm bảo các yếu tố chính trên đây để mang lại kết quả tốt nhất.

Read more...
Cách phân biệt vịt trời con trống và con mái

Cách phân biệt vịt trời con trống và con mái

Trong chăn nuôi, tuyển chọn được con giống tốt là điều rất quan trọng vì chất lượng con giống là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong bài viết này, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ hướng dẫn bà con cách phân biệt vịt trời trống và mái. Bà con chỉ nên chọn những con vịt mới nở, những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát để tiến hành phân biệt chọn giống. cach-phan-biet-vit-troi-con-trong-va-con-mai

1. Phân biệt vịt trống mái ở bộ phận sinh dục

- Bà con có thể vạch hậu môn vịt con ra xem, nếu thấy có gai giao cấu nhỏ bằng đầu tăm nổi lên rõ là con trống, ngược lại không thấy gì là con mái. - Sờ nắn bộ phận sinh dục qua phía ngoài của hậu môn, nếu thấy có nổi cộm như hạt tấm giữa ngón tay cái và tay trỏ thì đó là vịt trống và ngược lại, không có sự nổi cộm đó là con mái.

2. Phân biệt vịt trống mái qua hình dáng

- Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này.... Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra.... Hai phương pháp này nên làm ngay sau khi vịt con nở ra khi chúng vừa khô lông và chưa cho ăn. Phương pháp trên có độ chính xác đến 90% nên bà con có thể an tâm áp dụng.
Read more...

Khi nào cần sử dụng vitamin c trong chăn nuôi gà

Hầu hết trong quá trình chăn nuôi, bà con đều biết đến kỹ thuật trộn vitamin C cho gà uống nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp gà phát triển và tăng trưởng nhanh. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống.  Một vài vitamin trong quá trình sinh trưởng được tổng hợp tự nhiên nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống để đủ lượng vitamin cho gà.

khi-nao-can-su-dung-vitamin-c-trong-chan-nuoi-ga

1. Chức năng của vitamin C

Vitamin C tham gia quá trình hô hấp tế bào của gà, giúp tăng cường các phản ứng oxy hóa khử có trong cơ thể, giúp kích thích sự sinh trưởng và đổi mới các tế bào sinh trưởng, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố máu, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Điều đặc biệt, lượng vitamin được cung cấp đầy đủ cho gà sẽ giúp chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và tỷ lệ đẻ trứng, tinh trùng, hiệu suất trứng nở cao, góp phần tăng năng suất trong chăn nuôi.

2. Cách bổ sung lượng vitamin C cho gà

Có 2 con đường có thể cung cấp lượng vitamin C có trong cơ thể là qua con đường thức ăn, và con đường nước uống. Liều lượng bổ sung vitamin có trong thức ăn và nước uống theo tỷ lệ 100 – 500 mg/kg thức ăn.

Đặc biệt, khi thời tiết nóng, đàn gà dễ bị stress nên khả năng bị bệnh truyền nhiễm của gà rất cao nên bổ sung vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi.

Quá trình bổ sung vitamin cho gà gồm 2 giai đoạn riêng biệt:

Trước và sau khi tiêm chủng phòng ngừa: Trước khi tiêm phòng 1-2 ngày và sau khi tiêm chủng 3-5 ngày cần cung cấp vitamin C để giúp gà tạo kháng thể tốt, hạn chế bị sốc do chủng ngừa.

Trong quá trình điều trị bệnh: Khi trị bệnh gà ngoài việc sử dụng các thuôc kháng sinh hay thuốc đặc trị bệnh ta cần bổ sung thêm vitamin C để giúp gà mau bình phục, rút ngắn thời gian trị bệnh.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác cũng cần phải bổ sung vitamin C cho gà, như: Trong giai đoạn mùa nắng nóng; giai đoạn trước và sau khi cắt mỏ, khi gà cắn mổ nhau, gà thay lông,..  ở những giai đoạn này gà dễ bị stress, do đó cần cung cấp vitamin C thường xuyên để giúp gà tăng sức kháng bệnh

Điều bà con cần chú ý là muốn sử dụng vitamin C đạt hiệu quả cao tiến hành bổ sung trước khi xảy ra stress từ 12 - 14 giờ. Ngoài ra vitamin C rất dễ bị hư và do các yếu tố môi trường ngoại vi nên giảm tác dụng trong quá trình cung cấp năng lượng.

Tóm lại, việc sử dụng vitamin C để hỗ trợ gà trong những điều kiện bất lợi là rất cần thiết, nó là một trong những qui trình quan trọng trong suốt quá trình nuôi. Vì vậy khi chuẩn bị bổ sung vitamin C cho gà, bà con có thể tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Read more...

Sử dụng vacxin phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm để đạt hiệu quả kinh tế cao cần luôn luôn đảm bảo phòng chống bệnh tật, trong đó thực hiện các biện pháp phòng bệnh cần được triển khai chặt chẽ, đồng bộ mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu một số điểm cần chú ý khi lựa chọn, sử dụng vacxin nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cho bà con nông dân.

Như bà con đã biết, vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh bị làm yếu đi hoặc đã chết đi mất khả năng gây bệnh. Sau khi tiêm vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại căn bệnh đó. Có 02 loại vacxin mà chúng ta thường sử dụng trong chăn nuôi là Vacxin nhược độc, Vacxin vô hoạt. Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch riêng. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

su-dung-vacxin-phong-benh-trong-chan-nuoi-gia-cam

1. Vacxin nhược độc (vacxin sống)

Là chế phẩm sinh học đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, hoặc những chủng vi sinh vật có tính gây bệnh thấp giúp tạo ra kháng thể chống lại căn bệnh khi đi vào cơ thể gia cầm.

2. Vacxin vô hoạt (vacxin chết)

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet...

3. Cách sử dụng vacxin đúng kỹ thuật

- Tiêm phòng gia cầm hàng năm định kỳ ở nơi đã từng có ổ dịch, nơi xuất hiện bệnh truyền nhiễm, những nơi phát bệnh. Lưu ý, vacxin của chủng vi khuẩn nào chỉ phòng được căn bệnh đó, không sử dụng sai bệnh.

- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, hoặc đang bị thương bởi khả năng miễn dịch của động vật sẽ yếu đi khiến vi khuẩn ủ bệnh phát triển mạnh gây bệnh cho gia cầm.

- Các dụng cụ tiêm phòng vacxin phải được luộc trong nước sôi trước khi tiêm phòng vào động vật. Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin.

- Khi tiêm phòng, phải dùng vacxin đủ liều, kỹ thuật tiêm phải chuẩn xác, đúng vị trí, đủ độ sâu và tuân thủ lịch tiêm phòng của bác sĩ thú y.

- Yêu cầu cần lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng, không được để vacxin qua ngày hoặc sử dụng lại vacxin cũ.

- Khi tiêm phòng cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp nếu có trường hợp sốc phản vệ xảy ra.

4. Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng vaxin

- Đối với gà: Tiêm phòng vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm; các bệnh cầu trùng, tụ huyết…

- Đối với vịt: Tiêm phòng vacxin Dịch tả vịt, vacxin Cúm…

Tiêm phòng vacxin cần tuân thủ đúng quy trình và đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y. Vì thế, bà con cần liên hệ với các cơ sở tiêm phòng để được tư vấn kỹ hơn. Góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Read more...