Kỹ thuật chăn nuôi

Lịch vaccine cho chăn nuôi gà thịt hiệu quả

Vaccine là một loại thuốc dùng để phòng bệnh cho gà lúc khỏe, chưa mắc bệnh. Nhưng nếu tiêm vaccine cho gà đã nhiễm bệnh rồi thì bệnh có thể phát sớm hơn và nhanh hơn. Hiện nay, các mầm bệnh mắc trên gà nhiều một cách đáng kể, nếu không phòng trừ thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trị bệnh cho đàn gà.

Để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, việc tiêm chủng vaccine là điều không thể tránh khỏi. Nhưng làm sao để tiêm chủng vaccine một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao nhất?

lich-vaccine-cho-chan-nuoi-ga-thit-hieu-qua

1. Lịch tiêm chủng vacxin cho gà

Chính vì điều này, hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra lịch tiêm chủng vaccine theo từng giai đoạn để bà con tham khảo phòng bệnh cho đàn gà một cách hiệu quả:

  • 1 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) bằng vaccine IB (chủng H 120 ), nhỏ 10ml nước cất vào 100 liều, nhỏ mũi hoặc miệng 2 giọt/con.
  • 3 ngày tuổi: phòng bệnh Newcastle bằng vaccine Newcastle chủng F, pha 10ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mỗi mắt 1 giọt /con.
  • 7 ngày tuổi: phòng bệnh đậu bằng vaccine đậu gà, pha 1ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào 100ml, dùng kiêm tiêm bơm dung dịch đã pha tiêm vào cánh hoặc chân của gà.
  • 10 ngày tuổi: phòng bệnh Gumboro bằng vaccine Gumboro, pha 10ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào 100 liều, nhỏ vào miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mỗi mắt 1 giọt/con.
  • 15 ngày tuổi: tiêm vaccine cúm H5N1 để phòng bệnh cúm gia cầm.
  • 21 ngày tuổi: phòng bệnh Newcastle bằng vaccine Newcastle chủng Lasota, pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào 100 liều, nhỏ 2 mắt mỗi mắt 1 giọt.
  • 24 ngày tuổi: phòng bệnh Gumboro bằng vaccine Gumboro, nhỏ 500ml nước sinh lý mặn vào 100 liều, cho uống 5ml/con.
  • 30 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) bằng vaccine IB (chủng H 120), pha 500ml nước đun sôi để nguội pha với 100 liều, cho uống 5ml/con.
  • 40 ngày tuổi: phòng bệnh tụ huyết trùng bằng vaccine tụ huyết trùng, tiêm dưới da cổ hoặc da ức 0.5ml/con.
  • 60 ngày tuổi: phòng bệnh Newcastle bằng vaccine Newcastle chủng M, pha 50m nước sinh lý mặn vào 100 liều, tiêm dưới da cổ 0.5ml/con.

Vì thời gian nuôi gà khá ngắn khoảng 70-90 ngày, nên không nhất thiết phải tiêm vaccine Newcastle 35 ngày tuổi.

2. Hiệu quả của việc tiêm chủng vacine phòng bệnh

  • Giảm chi phí mua vaccine, thời gian chăn nuôi của người dân.
  • Giảm nhân công.
  • Vì tiêm vaccine nên không cần tiêm thuốc kháng sinh nữa, tiết kiệm chi phí trong việc kháng sinh đề kháng cho gà.
  • Tiêm vaccine giúp dập bệnh một cách hiệu quả cho gà.

Nhưng phải tiêm vaccine đúng thời gian, thời điểm thì mới hạn chế mắc bệnh trong gà, vì vậy chúng ta cần phải có một số chú ý trong việc tiêm vaccine.

3. Một số chú ý khi tiêm vaccine

  • Tiêm cho gà khỏe, không mắc bệnh, vì nếu tiêm cho gà đã bị nhiễm bệnh sẽ làm cho gà mắc bệnh nhanh hơn.
  • Vaccine nào thì phòng được bệnh đó thôi, không phòng được các bệnh khác.
  • Không nên dùng vaccine cho gà quá nhỏ hoặc gà đang mang thai.
  • Không phải tất cả đàn gà sử dụng vaccine đều miễn dịch tốt, có một số trường hợp ngoại lệ do môi trường bên ngoài miễn dịch kém nên sẽ mắc bệnh khi đã tiêm chủng vaccine. Cho nên cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽđể tránh vi khuẩn xâm nhập vào gà.

Trên đó là những chú ý và thời gian tiêm phòng vaccine giúp bà con đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi, tránh những trường hợp xấu và những bệnh tật ở gà khó điều trị mà bà con thường mắc phải.

Read more...

Những hiểu biết cơ bản về bệnh gout trên gà

Ngày xưa việc chăn nuôi gà được người dân chú trọng rất kĩ từ việc chuồng trại không gian đến thức ăn nước uống. Nhưng do hiện nay nhu cầu thị trường tăng cao nên việc chăn nuôi có phần thay đổi, gà được nuôi với quy mô lớn, diện tích chăn nuôi giảm lại, chật hẹp và thức ăn thường chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh trên gà, đặc biệt là bệnh GOUT trên gà tăng khá cao. Bệnh gout là một dạng viêm khớp thể hiện qua các cơn đau, sưng khớp làm gà khó di chuyển, cử động. nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-gout-tren-ga

1. Cơ chế gây bệnh

  • Do chọn giống ban đầu chưa đạt chất lượng.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thức ăn kém vệ sinh.
  • Việc chăm sóc chưa tốt, đặc biệt là để gà thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc tạo ra bệnh gout.
  • Do những bệnh truyền nhiễm gây ra.
  • Chế độ quản ý thuốc, hóa chất quá liều ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố ở thận.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do các acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thế urac tích tụ ở nội tạng và khớp. Các tinh thể urac tích tụ ở nội tạng như tim, gân, thận, ruột… Đây là dạng cấp tính và gây ra tỉ lệ tử vọng khá cao từ 15-30%. Còn ở dạng mãn tính, các tinh thể urac tích tụ ở khớp làm khớp, gân sưng lên, đỏ và làm cho gà khó cử động, di chuyển

3. Triệu chứng của bệnh

  • Gà ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy sơ xác.
  • Di chuyển không được bình thường.
  • Chân gà sưng to.
  • Mệt mỏi.
  • Cặn urat nổi những mụn trắng rất nhỏ như mũi kim trên thận.
  • Cặn urat hình thành màng trắng trên gan, tim.

4. Cách phòng bệnh

- Chọn những giống ở những trang trại có chất lượng uy tín. - Chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn. - Nhiệt độ trong chuồng phải chuẩn xác. - Thông gió cho chuồng trại mát mẽ. - Quản lí tốt thức ăn tránh ẩm mốc. - Nước uống phải quản lí tốt vì thiếu nước là một việc rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận. - Quản lí tốt các mầm bệnh bằng cách tiêm thuốc đúng quy định, đúng liều lượng, đúng thời điểm, hóa chất không quá liều sẽ làm ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố của thận. - Tiêm thuốc đề kháng, chất điện giải, vitamin.

5. Điều trị bệnh

- Thường xuyên cung cấp nước cho gà, tránh trường hợp thiếu nước. - Giảm lượng thức ăn xuống và cho ăn rải rác trong ngày. - Bổ sung chất điện giải gan thận. - Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL … pha với thức ăn hoặc nước uống từ 3-5 ngày, tránh urat hình thành trong tim, gan, thận…
Read more...

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoon

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoon gây ra. Hiện nay, căn bệnh này đã và đang diễn ra ở rất nhiều nơi, lan truyền rất nhanh trên diện rộng, nó làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sống của đàn gà, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. benh-ky-sinh-trung-duong-mau-o-ga-leucocytozoon

1. Cơ chế sinh bệnh

  • Do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra.
  • Muỗi, đặc biệt là muỗi dĩn là vật chủ trung gian gây bệnh.
  • Thường thì bệnh diễn ra vào mùa nóng hoặc mùa mưa, là mùa sản sinh ra nhiều muỗi, chính vì thế người chăn nuôi phải sống chung với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là điều khó tránh khỏi.
  • Vì đơn bào được phân chia thành hợp tử, sau đó di chuyển đến nước bọt của vật chủ trung gian truyền bệnh như muỗi làm người chăn nuôi khó kiểm soát được bệnh này.

2. Triệu chứng của bệnh

Thời kỳ cấp tính:
  • Bệnh diễn biến từ 7-12 ngày tùy vào Leucocytozoon gây ra.
  • Mào gà nhợt nhạt và có màu trắng bệt.
  • Gà có dấu hiệu ỉa chảy phân sống và có màu xanh lá cây lét.
  • Miệng chảy nước nhờn có mùi hôi.
  • Thường thì gà kém ăn, bỏ ăn, ủ rủ mệt mỏi.
  • Một số con chết thường vào ban đêm, nhưng về sau chết bất cứ lúc nào.
  • Gà có biểu hiện ộc máu mũi, miệng.
  • Tỉ lệ chết lên đến 70% nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Thời kỳ mãn tính:
  • Một số con có dấu hiệu liệt chân.
  • Thiếu máu, giảm trọng lượng, suy giảm miễn dịch và tỷ lệ nhiễm các bệnh khác rất cao.
  • Giảm đẻ, tỉ lệ giảm đẻ từ 75% xuống còn 25%.
 

3. Cách phòng bệnh

  • Ngăn ngừa bệnh bằng cách phun thuốc diệt côn trùng như muỗi, ruồi, mạc gà…
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
  • Dọn dẹp chất độn chuồng và thường thay chất độn chuồng mới đã được phun sát trùng tránh các vật chủ truyền bệnh.
  • Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ, phun trong và xung quanh chuồng trại.
  • Thường xuyên cho gà uống chất điện giải, vitamin để tăng sức đề kháng.
  • Cho gà uống thuốc thải độc tố gan, thận.

4. Điều trị

  • Sử dụng thuốc đặc trị có thành phần Sunphamonomethoxin, trộn với thức ăn và cho ăn từ 3-5 ngày.
  • Kèm thuốc điện giải, vitamin, chất bổ gan thận để tăng sức đề kháng.
  • Sau khi đặc trị bệnh thì tăng cường trộn thuốc có thành phần Sunphamonomethoxin với thức ăn và cho ăn từ 5-7 ngày.
Hiện nay căn bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà diễn ra với tốc độ nhanh và trên diện rộng, hậu quả của căn bệnh khá nghiêm trọng vì vậy bà con cần thận trọng trong việc phòng và điều trị bệnh một cách nhanh chóng, kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Read more...

Xác định giới tính trong chăn nuôi gà thông qua kiểm tra phôi học

Những trang trại chăn nuôi gà với quy mô lớn hoặc nhỏ đều phải tốn một khoản chi phí khá lớn để xác định giới tính gà ngay từ lúc 1 ngày tuổi.

Hầu như người ta xác định giới tính bằng cách nhận diện hình dạng quả trứng, thường thì quả trứng dài hoặc nhọn sẽ nở ra gà trống còn trứng tròn sẽ nở ra gà mái, nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp ngược lại là gà mái được sinh ra từ trứng nhọn còn gà trứng được sinh ra từ trứng tròn. Vậy đây là phương án chưa đúng.

Hoặc theo dân gian người ta nhận diện đặc điểm của lông qua 4-5 tuần tuổi, gà trống thường mọc lông từng cụm còn gà mái thì mọc lông đều hơn. Nhưng đây là phương án khi gà đã 4-5 tuần tuổi.

Hoặc dùng phương pháp xem huyết, xem huyết là quy trình giữ gà con vài ngày tuổi bằng một tay, vạch huyết và quan sát bộ phận sinh dục để xác định giới tính dựa vào hình dạng. Có đến 18 hình dạng khác nhau với hai dạng của gà mái và hai dạng của gà trống mà chúng rất giống với giới tính đối lập. Về bản chất, hình dạng huyết giống như vòng vổ với những hạt chuỗi đủ mọi kích thước nhưng kích thước lớn nhất ở trung tâm. Gà trống có hạt trung tâm tròn , hình cầu, gà mái có hạt trung tâm bẹt hay lõm. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể đoán đúng 90%, trong mọi trường hợp, phương án này là chính xác nhất nhưng đòi kỹ năng và huấn luyện.

xac-dinh-gioi-tinh-trong-chan-nuoi-ga-thong-qua-kiem-tra-phoi-hoc

Để biết được giới tính của gà con 1 ngày tuổi chúng ta phải làm thế nào?

Mới đây các nhà nghiên cứu người Đức đã cho ra phương pháp mới- phương pháp sử dụng quang phổ để xác định giới tính của gà, một cách khá thành công. Điều này luôn là điều mong muốn cho các nhà chăn nuôi trên toàn thế giới vì không phải chi trả khoản chi phí khá lớn để thuê công nhân phân biệt giới tính gà hoặc giết hàng loạt gà trống.

Trước đó, các tổ chức bảo vệ động vật cùng các hiệp hội khoa học đã tìm kiếm những giải pháp công nghệ mới nhằm chung tay chấm dứt thực trạng hàng trăm triệu gà trống con phải chết hằng năm trong quy trình chăn nuôi công nghiệp.

Ước tính có đến 50 triệu gà trống con bị giết chết trong ngành công nghiệp gia cầm của Pháp mỗi năm, ở Đức cũng với con số tương đương, còn ở Mỹ là cao gấp đôi.

Trước đây cũng đã có các công nghệ kiểm tra giới tính của trứng gà, nhưng các phương pháp này đều chỉ thực hiện được khi trứng đã cho vào ấp và gây lãng phí vì trứng bị loại vẫn bị tiêu hủy mà không thể đem ra bán trên thị trường.

Kết quả thử nghiệm phương pháp dùng quang phổ để xác định giới tính của gà trên các trang trại chăn nuôi gà cho biết độ chính xác của phương pháp này chính xác 95%.

Nếu phương pháp này chính xác đó là điều mong ước của bao nhà chăn nuôi gà trên toàn thế giới vì họ không chi trả một khoản chi phí khá lớn và giết hàng loạt trứng gà trống nữa.

Read more...