Kỹ thuật chăn nuôi

Cách phân biệt gà chín cựa thuần chủng và gà lai

Cách phân biệt gà chín cựa thuần chủng và gà lai

Từ xa xưa chúng ta đã nghe nói đến gà chín cựa, đó là một giống gà quý của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, càng ngày các giống gà lai xuất hiện nhiều và làm mai một đi giống gà chín cựa quý hiếm ấy. Vậy làm sao để phân biệt gà chín cựa thuần chủng và gà lai? Máy ấp trứng Ánh Dương xin chia sẻ với các bạn một vài đặc điểm nhận dạng đặc trưng sau đây

cach-phan-biet-ga-chin-cua-thuan-chung-va-ga-lai

1. Về kích thước của giống gà

Gà chín cựa có xuất thân từ gà rừng nên có kích thước và trọng lượng sẽ nhỏ hơn gà lai. Con trống trưởng thành chỉ nặng chừng 1,2 – 1,5 kg, con mái nặng khoảng 1 – 1,2kg. Trong khi những chú gà lai thường có kích thước và cân nặng to hơn nhiều, con trống khoảng 1,8 – 2,2kg, con mái nặng khoảng 1,5 – 1,8kg.

2. Thần sắc của giống gà chín cựa.

Gà chín cựa là giống quý hiếm trong tự nhiên, chính vì vậy thần sắc của chúng hoàn toàn khác nhau, không con nào giống con nào. Giống gà chín cựa được sống trong tự nhiên nên chúng có sức khỏe tốt, lúc nào trông chúng cũng toát lên vẻ oai vệ, hiên ngang và tự tại.

3. Mào đỏ tươi như máu và lông đuôi cong vút

Đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất của gà chín cựa chính là màu gà, gà có màu đỏ tươi như máu hoặc đỏ sẫm đậm, màu gà rất đẹp. Ngoài ra lông đuôi của gà chín cựa dài, mượt và cong vút lên trời. Có thể nói, bộ mã của gà chín cựa rất đẹp và hoàn hảo.

4. Đôi mắt sáng quắc ngất trời

Những chú gà chín cựa thường có đôi mắt sáng quắc, thậm chí không hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Ngoài ra, đôi chân của chúng rất to, chắc, khỏe và hết sức linh hoạt. \

5. Tính kiêu căng và hiếu chiến nhất

Có thể nói trong các giống gà, gà chín cựa là loại “kiêu căng và hiếu chiến nhất”, bởi khả năng chiến đấu cùng sự kiêu căng của giống gà này còn hơn cả gà chọi. Sở hữu đôi chân to, cùng các cựa mọc đều nối theo hàng, đặc biệt cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn rừng, chính vì thế chúng không cần sợ bất kỳ hay chơi chung với bất kỳ giống gà nào khác. Ngoài ra, với thân hình nhỏ nhắn, sức khỏe cao nên trong các cuộc chiến chúng thường chiếm phần thắng.

6. Số lượng cựa ở chân gà

Mỗi con gà chín cựa khi mới sinh ra đều có 3 cựa ở mỗi chân, về sau khi trưởng trành mỗi chân sẽ mọc thêm 2 – 3 cựa nữa thành 8 hoặc 9 cựa.

7. Tiếng gáy của gà chín cựa

Dù điều kiện nuôi là thiên nhiên hay nuôi chuồng thì tiếng gá của gà không thể nào lẫn vào tiếng gáy của các giống gà khác. Bởi khi gà chín cựa cất tiếng gáy đầu tiên rất thanh, trong và vang xa… Trong khi gà lai thì gáy rất đục và khàn…

8. Thịt gà chín cựa rất ngon

Ngoài ra còn có một vài khác biệt khó nhận biết hơn như là thịt gà, thịt của những chú thuần chủng ngọt, thơm và chắc hơn.

Trên đây là những đặc điểm cơ bản giúp chúng ta có thể phân biệt giống gà chín cữa và gà lai… Dẫu sao, với những thông tin được chia sẻ như ở trên, chúng tôi mong rằng các bạn cũng đã tích lũy cho mình một vài kinh nghiệm nhất định để có thể tự tay chọn những con gà tốt nhất cho mình và người thân.

Read more...

Cách Kích Thích Gà Đẻ Nhiều Trứng

Quá trình đẻ trứng của những con gà tốt nhất có thể đạt đến 300 trứng mỗi năm, đây là một quá trình sinh sản tự nhiên, vậy tác động hay kỹ thuật nào khiến gà ngày nay có thể đẻ nhiều đến như vậy, bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ phân tích những kỹ thuật cần chú trọng giúp gà mái đẻ nhiều hơn… Cách Kích Thích Gà Đẻ Nhiều Trứng

1. Kỹ thuật kích thích hocmon

Trong sinh học, quá trình sinh nở tạo ra một lượng hocmon cực lớn. Chúng sẽ gửi tín hiệu điều khiển các mô mềm dãn ra và trở nên đàn hồi hơn trước quá trình sinh sản. Khi lượng hocmon tiết ra càng nhiều thì gà mái đẻ trứng đạt đến cực điểm. Để kích thích cơ thể sản xuất ra hocmon, bà con cần cho gà phơi nắng bởi tuyến yên ở gà là nơi sản xuất hocmon, mà ánh nắng mặt trời chính là nhân tố tác động chính đến tuyến yên, vì vậy bà con tăng cường chiếu sáng cho gà từ 12 – 14 giờ mỗi ngày, và làm điều đó liên tục 03 tuần sẽ giúp gà mái đẻ trứng nhiều hơn…

2. Cung cấp đủ năng lương cho gà đẻ

Gà ốm không thể có sức để đẻ nhiều trứng, cũng như gà quá mập sẽ không mang lại kết quả tốt. Gà đẻ nhiều trứng nhất ở hình thể không gầy không mập, và con có thể dễ dàng phát hiện điều kiện thể chất bằng cảm quan về vùng dọc xương sống. Khi kiểm tra hai bên xương sống, nếu gà mái quá gầy sẽ nhô xương sống ra, nếu gà quá mập thì lớp mỡ nhô cao hơn vùng xương sống. Chính vì thế, để gà đẻ nhiều hơn, bà con cần cung cấp đầy đủ năng lượng vì gà sẽ chuyển hóa năng lượng đó trong quá trình đẻ trứng. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp gà cho năng suất ổn định trong thời gian dài. Cho gà ăn 2 lần/ngày, sáng 40% lượng thức ăn và chiều 60% lượng thức ăn.

3. Cung cấp đủ nguồn nước

Thành phần của trứng chứa rất nhiều nước, có thể nói gà cần uống một lượng nước khá lớn trong quá trình đẻ trứng. Nếu thiếu nước hiển nhiên gà sẽ không thể đẻ, bà con cần quan tâm nhiều đến nước và các vấn đề vệ sinh để đảm bảo cho nguồn trứng chất lượng.

4. Sử dụng thuốc kích thích đẻ trứng

Một số chất kích thích có thể sử dụng như bổ sung chất Thyreoprotein cho gà mái giúp kích thích đẻ. Chất Caseiniod giúp gà mái đẻ tăng thêm 6% và rút ngắn thời gian chu kỳ đẻ khoảng 20% thời gian. Các chất như Eitririn làm tăng sản lượng trứng trên 26%, liều 8g/100kg thức ăn. Các phương pháp ở nước như dùng thuốc thông dụng Analgin 500mg/viên cũng có thể giúp gà đẻ nhiều hơn và giảm thời gian chu kỳ đẻ. Bài viết trên là một số kỹ thuật có thể giúp gà đẻ trứng nhiều hơn, thời gian chu kỳ đẻ ngắn hơn. Bà con có thể áp dụng kỹ thuật trên trong chăn nuôi, tuy nhiên các loại thuốc kích thích cần theo hướng dẫn của bác sĩ thú y nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Read more...

Kỹ Thuật Lai Tạo Và Tạo Giống Gà

Để lai tạo ra những giống gà tốt cần có con mái tốt và con trống tốt, trong quá trình chọn lọc con giống để tiến hành lai tạo cần tuân thủ những điểm lưu ý sau nhằm có thể tạo ra một giống mới, hoàn hảo hơn thế hệ trước, góp phần gia tăng năng suất. Có câu dân gian “Chó giống cha, gà giống mẹ”, chính vì vậy trong lai tạo, con mái là vấn đề quyết định quan trọng. Kỹ thuật lựa chọn con giống Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. Máy ấp trứng Ánh Dương đã có bài viết cách lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn, bà con có thể tham khảo để biết cách chọn gà trống, gà mái phù hợp. Xem thêm: https://mayaptrunganhduong.com/cach-lua-chon-ga-giong Tiến hành lai tạo Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống. Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau: 1. Phương pháp lai pha Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn. 2. Phương pháp lai dựa Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết. 3. Phương pháp lai bầy Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn. 4. Phương pháp lai cuốn Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà phuong phap lai tao giong ga 5. Phương pháp lai xoay Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo. Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.
Read more...

Cách Pha Trộn Thức Ăn Cho Gà

Nuôi gà để đạt năng suất cao đòi hỏi bà con phải tuân thủ đúng quy trình cũng như những kỹ thuật cần thiết nhất, trong bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ hướng dẫn bà con cách pha trộn thức ăn cho gà đạt hiệu quả cao. Theo nguyên tắc, nếu thức ăn đáp ứng đầy đủ tỷ lệ chất bổ dưỡng gồm chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất, vitamin thì gà sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh, đẻ sai, trứng lớn. Ngược lại nếu nguồn thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến gà ốm, phát sinh bệnh tật dẫn đến năng suất thấp. pha tron thuc an cho ga

1. Tỷ lệ chất bột đường tạo mỡ

Trong các chất dinh dưỡng dành cho gà thì chất đạm và chất bột đường là quan trọng nhất, cụ thể được tính theo khẩu phần giai đoạn phát triển như sau: - Gà vài ba tuần tuổi chiếm từ 40 đến 45 phần trăm - Gà giò chiếm từ 50% đến 55% - Gà trưởng thành chiếm từ 54% đến 60% - Gà đẻ chiếm từ 50% đến 55% - Gà thịt chiếm từ 60% đến 65% Bà con lưu ý nếu trong thức ăn không đủ chất bột đường sẽ khiến cho gà còi cọc do không cung cấp đủ nhiệt lượng cho cơ thể của gà. Ngược lại nếu quá nhiều sẽ khiến cho tồn đọng mỡ dưới da khiến mà quá mập, xỉn thịt...

2. Tỷ lệ chất đạm tăng trọng

Nhu cầu về chất đạm trong khẩu phần gà được tính như sau: - Gà vài ba tuần tuổi chiếm từ 19 đến 21 phần trăm - Gà giò chiếm từ 16% đến 18% - Gà thịt chiếm từ 12% đến 15% - Gà đẻ chiếm từ 16% đến 17%

3. Một số công thức ví dụ cho từng giai đoạn của gà

Ngoài chất đạm và chất bột đường thì các chất dinh dưỡng khác cũng không kém phần quan trọng, ở từng giai đoạn của gà sẽ cần những chất khác, sau đây chúng tôi sẽ ví dụ một số công thức theo từng giai đoạn, bà con cần tham khảo và ứng dụng trong chăn nuôi. - Công thức khẩu phần ăn cho gà con
Bánh dầu Bột bắp Cám gạo Bột xương Muối bột Bột sò Tấm gạo Mày đậu xanh Bột cá Tổng
10 % 30 % 20 % 0,5 % 0,5 % 0,5 % 14 % 10 % 14,5 % 100%
- Công thức khẩu phần ăn cho gà giò:
Bánh dầu Bột bắp Cám gạo Bột xương Vôi chết Muối bột Bột sò Bánh dầu dừa Bột thịt Bột cá Tổng
10 % 40% 20% 0,5 % 0,5% 0,5% 0,5% 8 % 5% 5% 100%
- Công thức khẩu phần ăn cho gà thịt:
Bánh dầu Bột bắp Cám gạo Bột xương Vôi chết Muối bột Bột sò Bánh dầu dừa Bột thịt Bột cá Tổng
10 % 50% 28% 0,5% 0,5% 0,5% 1% 5% 5% 5% 100%
- Công thức khẩu phần ăn cho gà đẻ
Bánh dầu Bột bắp Cám gạo Bột xương Muối bột Bột sò Bột thịt Bánh dầu dừa Tổng Bột cá
10% 45% 20% 0,5% 0,5% 2% 8% 7% 100% 7%
Các công thức trên phù hợp với từng giai đoạn của gà sinh trưởng và phát triển, nguồn nguyên liệu chính trong thức ăn chính là bột bắp bởi có cả chất đạm và tinh bột đường tăng sự phát triển của gà, nếu có điều kiện bà con nên trồng them cây bắp công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên liệu, góp phần gia tăng phát triển kinh tế.
Read more...