Tag - bệnh ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà 2

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh

Gà là loại gia cầm được rất nhiều người lựa chọn để làm kinh tế mô hình trang trại. Với khả năng phát triển nhanh, kỹ thuật chăn nuôi không mấy phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi gà cũng dễ bị một số căn bệnh gây chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến chủ trang trại. Một trong số bệnh ở gà đó phải kể đến bệnh tụ huyết trùng ở gà. Để giảm thiểu rủi ro, Máy ấp trứng Ánh Dương sẽ cung cấp nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh bệnh tụ huyết trùng đến bà con trong bài viết sau đây. (more…)
Read more...
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh gà rù

Những Điều Chưa Biết Về Bệnh Gà Rù, NIU-CÁT-XƠN

Bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Trước đây người ta gọi bệnh này là dịch tả gà (Pestis Avium), ngày nay người ta gọi là Niu-cát-xơn (Newcastle disease). Để bà con nông dân hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu trứng bệnh gà rù, NIU-CÁT-XƠN trong bài viết này. (more…)
Read more...

Bệnh Khô Chân Ở Gà, Khô Mỏ, Xù Lông, Chết Sớm.

Gia cầm sau khi ấp nở sẽ được chuyển qua giai đoạn úm. Rất nhiều bà con chủ quan trong giai đoạn này dẫn tới hiện tượng chết sớm, khô chân ở gà, khô lông, khô mỏ, kém ăn ở con con. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hiện tượng này để bà con tránh được thiệt hại đáng tiếc. Bệnh khô chân ở gà con mới nở

1. Biểu hiện của bệnh khô chân ở gà

- Con con lúc mới đem đi úm rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Sau một thời gian chúng đứng hoặc nằm im một chỗ, mắt nhắm nghiền, lười ăn. - Phía da chân và mỏ khô quắt, gia cầm gầy còm, teo tóp, lông xù lên. Tỷ lệ chết khoảng 5 đến 30%. - Độ tuổi mắc bệnh từ 2-15 ngày tuổi, chủ yếu là từ 2-7 ngày tuổi.

2. Mổ khám xác nhận bệnh khô chân ở gà

- Xác gia cầm rất nhẹ, lông xù. - Diều không có thức ăn. - Bụng nặng, lòng đỏ không tiêu. - Ruột quắt, viêm cata đến viêm xuất huyết. - Các cơ quan khác không có gì biểu hiện gì đặc biệt

3. Nguyên nhân gây bệnh.

- Sai sót trong quá trình ấp trứng hoặc sử dụng máy ấp chất lượng kém. Nhiệt độ không đều dẫn tới con non yếu. - Quá trình vận chuyển từ lò nở tới chuồng nuôi không đảm bảo kỹ thuật. - Thiếu nhiệt hoặc thừa nhiệt trong quá trình úm. - Cho gà ăn muộn, thiếu chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. - Máng ăn, máng uống không hợp lý. Gia cầm không được ăn uống đều, dẫn tới con to con nhỏ, không đều đàn. - Không sử dụng thuốc úm chuyên dụng, gà dễ bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi. - Môi trường úm gà bẩn, không thường xuyên thay nền, nhiều mầm bệnh phát sinh trong khi sức đề kháng của con non còn rất yếu.

4. Cách điều trị bệnh gà con khô chân, khô mỏ, chết non.

- Phải duy trì nhiệt độ úm hợp lý cho gà, vịt, ngan con: Ngày đầu đủ 37°C, sau mỗi ngày giảm đi 1oC sao cho đến lúc 7 ngày tuổi nhiệt độ vẫn đủ 30 – 31°C, đến ngày thứ 14 đủ 25 – 27°C và từ ngày 21 trở đi tùy theo thời tiết, nhưng ban đêm phải đảm bảo nhiệt độ không dưới 22°C. - Phải cho ăn thức ăn đủ chất, đặc biệt là đạm phải đủ 22% (thức ăn khởi động), cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, cho ăn ngay sau khi đưa vào quây úm và sau khi được uống nước thuốc. Thời điểm cho ăn tốt nhất là 24h sau khi nở. - Đối với gà, phải nhỏ ngay vacxin Gumboro A hoặc 228E và ND-IB vào mồm, mũi, nếu đã dùng rồi thì vẫn phải nhắc lại, không phụ thuộc vào thời gian trước đó đã dùng. Đối với vịt, ngan: nhỏ mồm ngay vacxin chống viêm gan. Cách 1: + T. Colivit: 20g/100kg gà, vịt, ngan, ngỗng/ngày. + T. Cúm gia súc: 20g/100kg gà, vịt, ngan, ngỗng/ngày. + Super-Vitamin: 20g/100kg gà, vịt, ngan, ngỗng/ngày. Cả 3 loại pha chung với nước hoặc trộn đều trong thức ăn cho uống hoặc ăn cả ngày, dùng liên tục 3 ngày là khỏi. Cách 2: - Thay T. Colivit bằng T. Umgiaca hoặc T. Avimycin hoặc T. Flox. C hoặc TIC. Các thuốc khác giữ nguyên.

5. Phòng bệnh

- Nếu ấp bằng máy ấp trứng, cần chọn thương hiệu chất lượng. Máy tốt sẽ duy trì được nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình ấp. Con con khỏe mạnh, sức đề kháng cao. Anh chị có thể tham khảo Máy ấp trứng Ánh Dương của công ty chúng tôi ở đây. Chúng tôi đang có chương trình tặng thuốc úm chuyên dụng cho khách hàng đặt mua trong hôm nay. Đây là loại thuốc cực tốt, tỉ lệ sống tới 98%, không bán lẻ, chỉ bán cho trang trại. - Thực hiện đúng quy trình vận chuyển, úm gà, vịt, ngan như sau: + Khi vận chuyển phải có xe chuyên dụng, tránh gió, tránh rét, tránh ướt. + Về đến cơ sở chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn quây, chuồng úm với đủ các điều kiện: Quây úm có đèn, có đủ nhiệt 37°C, có đủ máng ăn, máng uống, chất độn khô. - Phải cho gà, vịt, ngan uống ngay toa thuốc dưới đây trước khi ăn và sau khi thả gia cầm vào quây hoặc chuồng úm. + 2g T. Umgiaca hoặc T. Colivit. + 1,5g T. Cúm gia súc hoặc Anti-Gum. + 1,5g Doxyvit hoặc Super-Vitamin. Tất cả 3 loại thuốc trên pha vào 1 lít nước cho gia cầm uống tự do liên tục trong 3 ngày đêm đầu. - Sau khi uống đủ nước 10-15 phút thì cho gia cầm ăn, chú ý phải đủ số mẹt, máng ăn để sao cho tất cả gà, vịt, ngan được ăn cùng một lúc. Thức ăn phải đủ 22% đạm và đủ chất dinh dưỡng, khoáng và vitamin. Nguyên tắc: cho ăn ít một, chia làm nhiều lần trong ngày đêm, nuôi úm phải thực hiện nuôi 3 ca (tức 24/24 giờ). Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình chăn nuôi.
Read more...

Điều Trị Bệnh Cắn Mổ Nhau Ở Gà

Bệnh gà cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm. Trong bài viết này, công ty Ánh Dương sẽ cùng bà con phân tích nguyên nhân và giải quyết triệt để hiện tượng này. Bệnh gà cắn mổ nhau

1. Biểu hiện gà cắn mổ lẫn nhau.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, thủy cầm nhưng nhiều nhất là ở gà. Biểu hiện: gia cầm rụng lông một cách bất thường. Lúc đầu là lông cánh, lưng, cổ ngực rồi đến vùng đuôi và hậu môn.Kèm theo là những vết xước trên toàn thân dẫn tới loét, nhiễm trùng. Hậu quả của mổ cắn phụ thuộc vào nơi chúng rỉa: Từ trụi lông đến chảy máu, rách da, rách thịt, nếu ở hậu môn thì chúng lôi cả ruột, ống dẫn trứng ra để ăn. Những gia cầm bị mổ chảy máu hoặc rách da, rách thịt đều sẽ chết nếu không nhanh chóng tìm được nơi trú ẩn an toàn. Ban đầu, chỉ có vài con rượt đuổi, cắn nhau. Khi một số con bị thương, sẽ kích thích cả đàn. Nếu không can thiệp nhanh sẽ bùng phát trên cả đàn.

2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mỗ nhau

Nhóm 1: Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách gồm:

+ Thức ăn thiếu chất hoặc thừa chất. + Mất cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin. + Để gà, vịt, ngan đói quá hoặc khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu). + Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng, nhưng nếu không được đáp ứng sẽ sinh ra mổ linh tinh.

Nhóm 2: Do các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, mất cân bằng.

+ Ánh sáng quá thừa. + Mật độ quá đông. + Độ ẩm không khí cao, thông thoáng kém. + Chất độn chuồng bị mốc, chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3, CO2 gây ngạt hoặc kích thích phản xạ khó chịu. + Tiếng ồn liên tục gây bứt rứt cho gia cầm. + Chậm thu trứng, trong ổ đẻ hoặc trên dây chuyền trứng có nhiều trứng non, vỏ mềm, bị dập vỡ hoặc có dính máu đỏ gây hấp dẫn gia cầm khác.

Nhóm 3: Vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu, có màu đỏ trên cơ thể làm hấp dẫn các con khác đến rỉa như:

+ Do đẻ trứng to quá (trứng 2 lòng) làm rách tử cung gây chảy máu ở hậu môn hoặc lộn nội mạc tử cung ra ngoài. + Do cầu trùng cấy ghép Coli bại huyết, ỉa ra máu, máu dính đít. + Do chảy máu chân lông ống cánh, đuôi khi bị bệnh thiếu máu truyền nhiễm, hay do một nguyên nhân khác. + Do ngoại ký sinh trùng gây ngứa khiến chính gà, vịt, ngan đó quay lại mổ rỉa và làm rách da, rách thịt, tự gây chảy máu.

3. Cách điều trị

- Sau khi tìm được nguyên nhân, cần xử lý và phối hợp đồng thời các biện pháp sau: + Truy tìm những con bị mổ, nhốt riêng và làm lành vết thương bằng cách bôi xanh Methylen vào chỗ bị mổ. + Phát hiện ra những con chuyên đi mổ, cắt mỏ và nhốt riêng chuồng khác. + Tách đàn, giảm mật độ nuôi nhốt càng thưa càng tốt. + Giảm cường độ ánh sáng. Thông gió cho chuồng trại thoáng mát, ấm áp. + Cho ăn uống đều bữa. + Thay chất độn (nếu có thể), dọn dẹp chuồng nuôi thường xuyên. + Cân chỉnh lại chất lượng thức ăn. + Bổ sung ngay 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Thái/1kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 tuần. + Để trong chuồng hoặc ngoài sân chơi các chậu đá nghiền thành sỏi nhỏ, gạch non, cát vàng, vôi bột để chúng tự tìm kiếm và bù đắp Ca, P và một số chất khác.
Read more...