Author - Ánh Dương

Xử lý hiện tượng quá nhiệt khi ấp trứng gà

Hiện tượng quá nhiệt khi ấp trứng gà là một hiện tượng diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng rất lớn đế tỉ lệ nở của trứng, chất lượng con giống kém hoặc tỉ lệ chết cao làm ảnh hưởng đến năng suất và kinh tế. Trong bài viết này, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng trên nhé.

xu-ly-hien-tuong-qua-nhiet-khi-ap-trung-ga

1. Biểu hiện hiện tượng quá nhiệt khi ấp trứng gà

Một số biểu hiện khi ấp trứng quá nhiệt, bà con có thể chú ý để theo dõi tình trạng trứng để đảm bảo quá trình ấp trứng được diễn ra thành công cũng như có những biện pháp bảo vệ trứng:

- Khi soi trứng ở thời điểm ngày 10 đến ngày 18 phát hiện trứng chết phôi và khoảng 30% số lượng trứng chết. Kết luận 80% là do trứng bị quá nhiệt, tuy nhiên biểu hiện cũng có thể do nguồn trứng.

- Cùng thời điểm tương tự, gà nở sớm và yếu ớt, có biểu hiện sùi bọt, lông bị dịch vàng dính chặt vào vỏ nên gà mổ mỏ nhưng khó đạp vỏ ra ngoài hoặc cà con nở ra thường bị khoèo chân, chân bấy, ngón chân cong, chân bị choãi. Chắc chắn là do hiện tượng quá nhiệt.

2. Cách khắc phục hiện tượng quá nhiệt

Cách khắc phục tự nhiên: Nhiệt độ môi trường luôn luôn thay đổi dẫn đến thời tiết quá nóng nên, dẫn đến hiện tượng quá nhiệt khi ấp gây ra trường hợp nở sớm và sát vỏ. Cách khắc phục là đến ngày 16 và 18 mang trứng ra nhúng nước 1-2 phút sau đó mang để nơi thoáng mát cho khô trứng và cho vào ấp tiếp, cách làm trên để giảm nhiệt độ của trứng.

Cách khắc phục máy ấp trứng: Mỗi loại trứng gia cầm có một nhiệt độ ấp riêng, không nên ấp chung với nhau, chính thì thế khi đặt sai nhiệt độ ấp cho từng loại trứng gia cầm dẫn đến quá nhiệt. Ví dụ ấp gà tre mà đặt nhiệt độ ấp trứng gà ta. Hoặc ấp chung ấp trứng gà tre và gà ta.... Bà con có thể xem bài viết bảng nhiệt độ ấp trứng cho từng loại trứng.

Cách khắc phục là nên đưa máy ấp trứng vào chỗ mát, có thể hé cửa 1-2 cm để giảm nhiệt, cho 1 cục đá lạnh to vào khay nước tạo ẩm...

Bạn nên sử dụng máy ấp trứng để ấp trứng vì dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ, điều chỉnh cũng đơn giản. Bài viết trên đây là cách để giải quyết tình trạng quá nhiệt, bà con có thể tham khảo, nếu có góp ý xin vui lòng liên hệ máy ấp trứng Ánh Dương.

Read more...

Phòng bệnh và trị bệnh cho chim Trĩ

Chim Trĩ là một giống gia cầm mới và khó nuôi, khả năng mắc bệnh cao, tuy nhiên với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh, sử dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ của từng địa phương.  Bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ giới thiệu cách phòng bệnh và trị bệnh choc him Trĩ một cách tốt nhất.

phong-benh-va-tri-benh-cho-chim-tri

Về cách phòng bệnh cho chim Trĩ

STT ĐỘ TUỔI QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH
1 Trứng chim Cho ấp sớm tối thiểu sau 5 ngày, bảo quản trứng nơi thoáng mát để tránh vi khuẩn
2 Chim non mới nở Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị “Ecoli” hoà vào nước uống với liều lượng bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì.
3 Chim non 1 tuần tuổi Sử dụng vacxin lasota để nhỏ mắt, mũi lần 1
4 Chim non 2 tuần tuổi Dùng Vaccin Gum cho uống tránh tiêu chảy
Chim non 3 tuần tuổi Sử dụng vacxin lasota để nhỏ mắt, mũi lần 2
7 Chim lớn 3 tháng tuổi Khi chim ở độ tuổi khoảng 2,5 tháng bà con bắt đầu têm chủng vacxin Newcastle và vaccin tụ huyết trùng cho đàn. Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng tiêm chủng lại 1 lần nữa
8 Chim lớn 4 tháng tuổi
9 Chim lớn 5 tháng tuổi
10 Chim hậu bị 6 tháng tuổi
11 Chim hậu bị 7 tháng tuồi
12 Chim bố mẹ

Các căn bệnh thường gặp khi chăn nuôi chim Trĩ   

  1. Bệnh tiêu chảy Ecoli: Thường xảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo, chim bị stress. Điều trị bằng cách dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống.
  2. Bệnh về đường hô hấp:  Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp dẫn đến chết. Điều trị bằng cách dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng có hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
  1. Bệnh đau mắt: Mắt chim có màng đục nhắm lại, hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Điều trị bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.

Chim Trĩ có thể nói là một giống chim quý và đang nhân rộng chăn nuôi tại Việt Nam, để phát triển mô hình này cần tuân thủ kỹ các quy định cũng như kỹ thuật chăn nuôi. Bà con có thể tham khảo bài viết trước về kỹ thuật nuôi chim Trĩ để hiểu rõ hơn về cách nuôi mô hình này.

Read more...

9 tiêu chí hay để lựa chọn gà giống tốt chuẩn

Trong chăn nuôi, việc lựa chọn con giống tốt để đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế luôn là vấn đề rất được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, máy ấp trứng Ánh Dương xin được chia sẻ và phân tích các tiêu chí hay, giúp bà con có thể lựa chọn được con giống tốt, chi tiết như sau:

  1. Mắt sáng: Tiêu chuẩn đầu tiên để chọn con giống phải kể đến là mắt phải sáng, gà có mắt sáng thường có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao, có khả năng tự kiếm mồi và phát triển một cách tự nhiên.

  1. Mỏ đều: Mỏ gà là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng, bởi mỏ là nơi bắt đầu cho dinh dưỡng của gà, mỏ phải tốt thì mới ăn được nhiều, thì gà mới mau lớn và đẹp gà được. Tránh chọn những giống gà mỏ vẹo, bị dị tật…

  1. Lông mượt: Khi lựa chọn con gà giống, bà con cần chú ý đến những cá thể gà lông mượt, bởi gà con càng mượt lông thì có nghĩa gà mẹ đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc ấp trứng. Gà mẹ ấp đều, đảm bảo đúng nhiệt độ cho trứng, chăm sóc và cung cấp chất dinh dưỡng tốt nên đàn gà con có lông mượt.

  1. Chân mẫm: Chân gà mập mạp, không bị dị tật bất thường, đứng vững và đi lại bình thường, chạy nhảy năng động. Nếu gà bị tật hoặc khèo chân, dạng chân thì sẽ rất khó nuôi và khó có thể phát triển tốt được.

  1. Cánh ôm: Bà con cần lựa cá thể gà có đôi cánh ôm sát vào thân, cánh vũ mượt và sặc sỡ, cơ bụng và cơ cánh kéo sát hông, nâng cao.

  1. Bụng thon: Gà chất lượng sẽ có bụng dưới phải thon gọn, nhanh nhẹn, di chuyển chạy đi chạy lại mới là gà tốt. Bụng dưới phía sau nếu phình to, nặng nề và chậm chạp chứng tỏ con gà đó bị kém về tiêu hóa. Gần như nếu số gà đó khi nuôi sẽ chết hết.

  1. Rốn liền: Bà con nên chọn gà có rốn phải khô, không bị ướt, không bị nhiễm trùng hoặc xưng đỏ. Tránh chọn gà có rốn bị xưng đỏ hoặc bị nhiễm, điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của gà và rất khó nuôi về sau.

  1. Cân đủ:  Thông thường khi chọn giống, bà con cần lưu ý mỗi loại gà sẽ có trọng lượng tiêu chuẩn khi mới nở, trong lượng tiêu chuẩn của từng quả trứng khi vào lò ấp. Ví dụ như gà phượng có trọng lượng từ 320 - 360 gam, giống gà ri thuần có trọng lượng 280 - 300 gam và giống gà ri lai có trọng lượng từ 300 - 320 gam.

  1. Gen quý:  Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, người chăn nuôi chỉ biết gà ri, gà ta, gà chọi, gà chọi lai, gà đông tảo lai là những giống gà đã có sẵn... nhưng ít biết đến công thức lai tạo giống ra sao, chất lượng thịt từ giống đó như thế nào, nuôi xong rồi giá bán thị trường là bao nhiêu, đầu ra có ổn không. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách phối giống và lai tạo các giống gà để có chất lượng tốt nhất.
Read more...

Tiêu chuẩn thức ăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt

Nuôi gà hướng thịt được chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò, gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. Mỗi giai đoạn sẽ có chế độ khẩu phần dinh dưỡng khác nhau để gà phát triển phù hợp, ở bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ giới thiệu đến bà con tiêu chuẩn thức ăn phù hợp ở mỗi giai đoạn: tieu-chuan-thuc-nuoi-ga-cong-nghiep-huong-thit

1. Giai đoạn gà con (từ 1 - 6 tuần tuổi)

Đây là giai đoạn sinh trưởng nhanh, quá trình trao đổi chất mạnh. Vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi, có thể căn cứ bảng sau:
Gà trống 4-6 tuần Khối lượng cơ 605-860g Từ 44-54g thức ăn/ngày
Gà mái 4 – 6 tuần Khối lượng cơ thể 410-600g Từ 40-50g thức ăn/ngày
 

2. Giai đoạn gà dò (7 – 20 tuần tuổi)

Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh rất dễ bị béo phì. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Có thể dựa vào bảng sau:
Gà trống 7-20 tuần Khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg Từ 58-108g thức ăn/con/ngày
Gà mái 7 – 20 tuần Khối lượng cơ thể từ 0,7-2kg Từ 54-105g thức ăn/con/ngày
  Đối với gà hậu bị, cần lưu ý các điểm sau để gà đẻ trứng tốt, sai trứng. - Cần chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái... - Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.  

3. Giai đoạn gà đẻ khởi động (21-24 tuần tuổi)

- Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa để nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ, cùng với chất lượng cũng bổ sung như protein, năng lượng  

4. Giai đoạn gà đẻ Pha 1 (25-40 tuần tuổi)

Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn về tính, khả năng tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng tỷ lệ thuận với lượng trứng do gà đẻ. Tỷ lệ tốt nhất cho gà ăn trên dưới 160g/con/ngày.  

5. Giai đoạn gà đẻ Pha 2 (41-64 tuần tuổi)

Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.   Bài viết trên là 5 giai đoạn chăn nuôi của bất kì giống gà nào và tỷ suất dinh dưỡng ăn uống cho gà thả vườn, bà con có thể tham khảo và áp dụng.
Read more...