Author - Ánh Dương

5 Bệnh Thường Gặp Ở Gà Và Phương Pháp Điều Trị

Dịch bệnh là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà, bởi gà thường bị dịch theo đàn dễ dẫn tới chết hàng loạt. Dưới đây là 5 bệnh dễ phát sinh thành dịch nhất khi chăn nuôi gà.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Biểu hiện của bệnh: gà thở khò khè, giống như bị sổ mũi và phát thành tiếng mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên, phần đầu và mặt sưng. Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy khi phát hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay với đàn. Phương pháp trị bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Tiêm phòng định kỳ liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà. Gà bị bệnh tụ huyết trùng

Bệnh cầu trùng

Gà bị bệnh cầu trùng có khả năng chết cao. Gà nhiễm bệnh ốm yếu, sệ cánh, bỏ ăn, đi lại loạng choạng, hậu môn có lẫn máu. Gà mác bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 7 ngày. Phương pháp trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc: Rigecoccin, EsB3 Coccistop-2000, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Sử dụng thuốc Rigecoccin, Furazolidon trộn vào thức ăn 35-40 g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.

Bệnh bạch lỵ thương hàn

Bệnh bạch lỵ hay còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng, đây là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm. Gà bị bệnh sẽ Gà con ủ rũ, xoắn cổ, gác mỏ, bụng phình to, chướng lên, đi lại khó khăn, phân gà chủ yếu có màu trắng, loãng. Phương pháp điều trị: Cách ly chuồng trại và sử dụng thuốc Ampicolin 1gam/2lit, bcomplex, men tiêu hóa ( thời gian dùng tuốc là 7 ngày đến 10 ngày) cho gà Ảnh 1: Bạch lỵ là bệnh nguy hiểm ở gà

Gà bị khô chân

Gà bị khô chân là căn bệnh phổ biến ở cả gà lớn và gà con. Triệu chứng gà bị bệnh là bỏ ăn, mất nước, gầy gò, chân và co quắt lại. Phương pháp điều trị: Khử trùng chuồng trại sạch sẽ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-A và các chất điện giải để tăng chất đề kháng cho gà. Đối với gà nhiễm bệnh bà con cần cho gà uống Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, dùng liên tục 5 ngày đêm.

Giun sán

Gà bị giun sáng sẽ tự nhiên bị còi cọc, xơ xác, chậm chạp, trong thời gian dài gà ăn những không lớn, kèm theo hiện tượng phân loãng có máu, có thể thấy nhiều đốm trắng trong phân. Phương pháp điều trị: Ngay lập tức cách ly những con gà bị bệnh để tránh hiện tượng ấu trùng phát tán rộng. Sử dụng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, xem hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo liều lượng. Dịch bệnh gây ra thiệt hại kinh tế lớn với những hộ chăn nuôi gà, thậm chí dẫn đến phá sản. Vì vậy khi phát hiện gà có dấu hiệu bất thường bà con cần khẩn trường cách ly gà bệnh với gà khỏe, sau đó điều trị kịp thời bằng những loại thuốc đặc hiệu. Với những bệnh nguy hiểm ở gà bà con cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp.
Read more...

3 Mô Hình Nuôi Gà Cho Năng Suất Cao Nhất Hiện Nay

Do có giá trị kinh tế khá cao, hiện nay gà được nhiều hộ chăn nuôi chú trọng để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có phương pháp chăn nuôi gà hợp lý đạt năng suất cao. Chăn nuôi gà với mô hình không phù hợp lâu dài sẽ dẫn đến những rủi ro khôn lường. Phương thức nuôi gà truyền thống hiện nay của các hộ dân là thả rông, chăn nuôi theo mùa vì vậy khi thay đổi thời tiết hoặc gặp biến động về dịch bệnh sẽ gây tổn thất kinh tế nặng nề cho bà con chăn nuôi. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao, bà con phải có kiến thức về giống, các phương pháp chăn nuôi hiện đại. Dưới đây là một số mô hình đã được nhiều nông dân áp dụng và đang mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao.

Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Gà Ai Cập là giống gà ngoại, được du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây, trứng gà Ai Cập có tỉ lệ lòng đỏ cao, thịt thơm chắc, khá phù hợp với môi trường chăn nuôi ở Việt Nam. Trung bình một con gà mái Ai Cập trên bốn tháng tuổi có thể đẻ được 320 quả trứng/năm, trong khi đó các giống gà ta thông thường chỉ đẻ được 110 đến 120 quả trứng/năm. Chi phí chăn nuôi thấp, sản lượng năng suất cao, vì vậy giống gà Ai Cập trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi vô cùng kinh tế. Gà đẻ trứng Ai Cập Thay vì nuôi gà theo mô hình truyền thống thì phương pháp nuôi gà Ai Cập còn mang lại những hiệu quả như : Mỗi hộ gia đình chỉ cần nuôi 20 con gà Ai Cập đẻ trứng thì mỗi tháng ít nhất cũng có thể thu được 4 triệu đồng, ngược lại với mô hình chăn nuôi truyền thống thì không thể mang lại giá trị như thế. Nếu như muốn mở rộng kinh doanh thì mỗi hộ chỉ cần nuôi vài trăm con thương phẩm và gà mái đẻ thì mỗi tháng thu được từ 10 triệu đồng là không khó. Bởi vậy nuôi gà Ai Cập là mô hình làm giàu được các chuyên gia khuyến nông khuyên bà con nên áp dụng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi của bà con.

Mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học

Nuôi gà thả vườn là hình thức chăn nuôi phổ biến ở nông thôn, đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên so với mô hình nuôi gà Ai Cập thì gà thả vườn vẫn là phương thức chăn nuôi phổ biến ở nông thôn hiện nay bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế đang kể lại phù hợp với tập tính chăn nuôi của nông dân Việt Nam. Tuy nhiên muốn gà thả vườn mang lại hiệu quả cao thì phải có phương pháp và kỹ thuật nuôi hợp lý. Nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao Một trong những thế mạnh của chăn nuôi gà thả vườn là sản phẩm được thị trường rất ưa chuộng bởi thịt thơm, ngon. Nuôi gà theo mô hình này không đòi hỏi đất vườn quá rộng và cũng không tiêu tốn nhiều thức ăn. Nếu nuôi và chăm sóc đúng kỹ thuật thì tỉ lệ hao hụt thấp, đàn gà phát triển đều, độ chênh lệch về trọng lượng không cao.

Mô hình nuôi gà đông tảo thương phẩm

Gà đông tảo là mô hình chăn nuôi vượt trội hoàn toàn so với mô hình gà Ai Cập và gà thả vườn, rất nhiều hộ nông dân nuôi mô hình gà đông tảo đã thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Sự khác biệt của mô hình nuôi gà đông tảo so với hai mô hình trên là: - Khả năng xoay vốn nhanh - Chi phí đầu tư thấp - Gà đông tảo là loại gà đất hoạt bát - Dễ chăm sóc, thức ăn tương đối giống gà thả vườn - Ít sảy ra dịch bệnh - Đặc biệt gà đông tảo có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, không có gân, không dai vì vậy gà đông tảo đáp ứng được nhu cầu thị trường cao. Nuôi gà đông tảo được nhiều bà con áp dụng Bởi vậy rất nhiều bà con muốn nhân giống để chăn nuôi. Tuy nhiên gà đông tảo có nhược điểm là ấp trứng vụng về, tỷ lệ trứng nở do con mái ấp tự nhiên rất thấp. Do đó để duy trì được đàn gà giống, các hộ chăn nuôi thường sử dụng phương pháp ấp trứng bằng máy. Máy ấp trứng Ánh Dương là sản phẩm uy tín được đa số bà con tin dùng bởi nguyên lý sử dụng dây nhiệt Carbon chuyên dụng tạo nhiệt độ ở 37.6°, giống gà mẹ, nhờ vậy 90% trứng nở thành công. Gà con sẽ nở ra rất khỏe mạnh, mau lớn, ít bệnh tật đem lại giá trị kinh tế cao cho hộ chăn nuôi. Việc chăn nuôi gà đối với bà con nông dân mặc dù không còn xa lạ, nhưng những mô hình trên có thể là những ý tưởng mới cho bà con ứng dụng trong điều kiện thiên nhiên ở địa phương nhằm phát triển ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam.
Read more...

Cách để gà mẹ quên ấp mang lại năng suất cao

Hiện nay trong quá trình nuôi bà con nông dân thường gặp phải vấn đề là gà đẻ thường hay ấp giai hoặc là ấp bóng khiến cho năng suất đẻ trứng kém.  Trong bài viết này, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ hướng dẫn cách giúp gà đẻ liên tục bỏ qua gia đoạn ấp tự nhiên để tăng hiệu suất khi dùng máy ấp trrứng…

cach-de-ga-quen-ap-mang-lai-nang-suat-cao

Mỗi con gà mái mẹ đều phải trải qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đẻ trứng kéo dài khoảng 15-20 ngày, số lượng trứng trung bình khoảng 14,5 quả trứng/ 1 mái. Ngày nào gà mái mẹ cũng đẻ nhưng cứ 3 – 5 quả chúng lại nghỉ cách một ngày. Trường hợp đó người xưa gọi là trật đẻ.

- Giai đoạn ấp kéo dài khoảng  21 ngày. Cho dù bà con có thu gom trứng đưa ấp máy thì gà mẹ vẫn vào ổ ấp, dân ta gọi là ấp bóng.

- Giai đoạn nuôi con kéo dài khoảng 30 ngày

Ngày nay người chăn nuôi theo mô hình nuôi gà đẻ trứng hoặc gà giống đều mong muốn gà đẻ liên tục để có trứng bán hoặc có nhiều gà con nở cùng một đợt để xuất bán, ta thường gom trứng để ấp máy. Chính vì thế cần có biện pháp để gà mẹ không ấp bóng, các phương pháp sau đây sẽ giúp bà con.

Các phương pháp mà nhân dân ta thường áp dụng là

- Mỗi lần gà mẹ vào ổ ấp, bà con bắt đem nhúng nước khoảng 5 phút và 2 lần /ngày, kéo dài trong 3 -5 ngày. Sau đó nhốt vào nơi có ánh sáng, bổ xung dinh dưỡng và Vitamin ADE trong khẩu phần ăn hàng ngày cho gà để gà quên ấp.

- Nhốt gà mái vào lồng sau khi đẻ, ghép chung với gà trống và tuyệt đối không cho tiếp xúc với ổ đẻ, bổ sung khẩu phần cho ăn lúa mầm, rau xanh.

- Dùng dây vải buộc cánh gà mẹ vào để chúng không xoè ra ấp trứng được.

- Cách thủ công nhất là chặn tổ lại, cứ gà mẹ vào ấp thì cứ xua ra.

Đây là những biện pháp người xưa đã áp dụng và mang lại hiệu quả, tuy nhiên không phải thành công 100%.  Chính vì vậy, bà con cần kiên nhẫn áp dụng để mang lại hiệu quả, mọi góp ý vui lòng để lại bình luận bên dưới, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ giải đáp.

Read more...

Gà khẽ mỏ không được, nguyên nhân và cách khắc phục

Gà khẻ mỏ không nở được là hiện tượng gà đã mổ mỏ tách vỏ trứng nhưng không nở được gây chết ngay sau đó hoặc sau vài ngày... Hoặc gà đã nở ra nhưng gà con chui ra vẫn yếu tỉ lệ sống thấp. Trong bài viết này máy ấp trứng Ánh Dương sẽ cùng phân tích các nguyên nhân chính cùng với cách xử lý từng nguyên nhân dẫn đến gà khẻ mỏ không nở được. Bạn hãy đọc kỹ từng trường hợp và có cách giải quyết đúng nhất để đạt hiệu quả cao trong ấp trứng.

ga-khe-mo-khong-duoc-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc

1. Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ cao

Hiện tượng: Gà con nở sớm vào ngày 10 đến ngày 18, xuất hiện sùi nước vàng, lông dính và nhanh khô làm gà con sẽ chết sau khi mổ mỏ.

Nguyên nhân: Nguyên nhân lớn nhất chính là do thừa nhiệt (quá nhiệt khi ấp trứng). Thừa nhiệt có thể do nguyên nhân thời tiết quá nóng dẫn đến gà mẹ ấp không tốt, đặt sai nhiệt độ máy ấp trứng cho từng loại trứng.

Cách xử lý: Nếu gặp hiện tượng và nguyên nhân trên có thể sử dụng các biện pháp được đề cập trong bài viết cách xử lý quá nhiệt khi ấp trứng. Bà con có thể áp dụng để xử lý hiện tượng này.

2. Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ thấp

Hiện tượng: Gà nở muộn hơn dự kiến đến 7 ngày, gà nở lác đác, không đều… Gà con có thể chết trong trứng hoặc nở ra thường yếu ớt, bị khoèo chân, long khô…

Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu nhiệt trong quá trình ấp trứng. Cách khắc phục: Nếu ấp trứng tự nhiên bằng gà mẹ thì không nên cho gà mẹ ấp vào mùa đông mà phải dung máy ấp trứng. Nếu dùng máy ấp trứng thì chỉ cần tăng nhiệt độ ấp lên 0.1 độ C nữa là được.

3. Gà khẻ mỏ không nở được do chất lượng trứng kém

Hiện tượng: Gà lộn ngược không đúng vị trí, phôi phát triển yếu, đầu, cánh, chân không ôm đúng vị trí dẫn đến gà đã mổ mỏ nhưng không thể bò ra dẫn đến chết…

Nguyên nhân: Trứng chất lượng kém dẫn đến gà bị lộn ngược khi ấp

Cách khắc phục:  Thức ăn gà bố mẹ phải đủ chất, trứng không được lựa chọn trước khi đưa vào ấp.

Trên đây đây là một số nguyên nhân chính và cách khắc phục hiện tượng gà khẻ mỏ không nở được. Vẫn có nhiều trường hợp tuy nhiên đây là những trường hợp điển hình, bà con có thể ứng dụng, có góp ý vui lòng liên hệ máy ấp trứng Ánh Dương để được giải đáp.

Read more...