Bệnh sổ mũi truyền nhiễm còn có tên Cozyra do virus Haemophilus paragallinnarum gây ra. Cozyra là một bệnh hô hấp cấp tính trên gà mọi lứa tuổi trên toàn thế giới, phổ biến nhất ở các nước nhiệt đới.
Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, gây thiệt hại nặng nề đến người chăn nuôi. Qua đây, chúng tôi sẽ đưa ra nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và cách điều trị cho bà con tham khảo để phòng tránh căn bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Việt Nam là một nước nhiệt đới thích hợp cho bệnh sổ mũi truyền nhiễm phát triển nên bệnh xảy ra quanh năm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Do môi trường bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn.
Gà ốm lây sang gà khỏe.
Phân gà ốm ây lan cho đàn gà khỏe.
Gà tiếp súc với mầm bệnh môi trường bên ngoài.
Chuồng trại vệ sinh chưa sạch sẽ, chất độn chuồng mất vệ sinh.
Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
2. Triệu chứng của bệnh
Gà giảm ăn, giảm uống, suy yếu, ủ rũ.
Tiêu chảy.
Chảy nước mũi từ loãng sang nhày, 2 bên mũi phình to.
Mắt sưng, mặt sưng.
Viêm kết mạc mắt.
Hô hấp khó thở, ho.
3. Cách phòng bệnh
Quản lý thức ăn sạch, an toàn.
Nước uống sạch và thường xuyên vệ sinh máng nước, đường truyền dẫn nước uống cho gà, tránh trường hợp phân đóng tụ.
Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, chất độn chuồng phải thay mới thường xuyên.
Phun thuốc sát trùng định kỳ để diệt vi khuẩn ẩn náo.
Dùng vaccine để phòng bệnh.
Bổ sung thuốc kháng sinh để tăng đề kháng cho gà.
Sử dụng các chất trợ sức như chất điện giải, vitamin, giải độc gan thận…
4. Điều trị bệnh
Tách li những con gà có dấu hiệu mắc bệnh để tránh lây lan cho đàn gà khỏe.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng IOGUARD-300 hoặc BESTAQUAM-S liều 2-4ml/1 lít nước.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4-6ml/1 lít nước.
Dùng thuốc kháng sinh như MOXCOLIS, AMOXY, NEXYMIX dùng từ 1-5 ngày liên tục.
Dùng vitamin, chất điện giải và men tiêu hóa.
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm có tỷ lệ chết thấp nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh có khả năng lây lan từ gà ốm sang gà khỏe hoặc từ môi trường bên ngoài bị nhiễm khuẩn, gà khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại dễ lây lan sang đàn gà mới, nó gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế người chăn nuôi. Vì vậy, để ngăn chặn việc gà mắc bệnh, người dân hết sức đề phòng để bệnh khỏi lây lan một cách nhanh chóng.
Khoáng chất là phần vô cơ có trong thức ăn gia cầm, mặc dù nó không có hoặc rất ít giá trị năng lượng nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển, trưởng thành và sản xuất.
Trong cơ thể của gia cầm và con người, khoáng chất có vai trò hình thành xương, răng, mô thịt… bên cạnh đó nó còn hình thành nên các ion như Na+, K+…
Trong cơ thể Ca chiếm 1,3-1,8% trọng lượng cơ thể, P chiếm 0,8-1% trọng lượng cơ thể. Còn Na+, K+… là những chất điện giải trong cơ thể, khi cơ thể mất đi nước do bệnh hoặc thiếu nước, chất điện giải mất cân bằng tạo nên sự rối loạn cho đến chết.
1. Vai trò của các khoáng chất trong cơ thể
Ca kết hợp với P tạo nên xương, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra, Ca còn hình thành nên vỏ trứng.
P là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, cấu tạo AND của tế bào.
NaCL : thường trong khẩu phần dinh dưỡng của gà bổ sung 0,3-0,5% NaCL, nhưng khi lượng muối quá liều sẽ ảnh hưởng đến gà, làm cho gà bị ngộ độc, muối trộn trong nước độc hơn muối trộn với thức ăn, nếu nồng độ muối trong nưới quá 2% thì gà sẽ chết từ 3-5 ngày.
Sắt là thành phần của thyozine, Cu, Mn, Zn và selenium là thành phần quan trọng trong enzyme, Zn còn có chức năng trong AND. Nếu một trong các khoáng chất này thiếu có thể dẫn tới rối loạn chức năng trong cơ thể.
2. Tác hại của sự thiếu khoáng chất
Thiếu Ca,P sẽ ảnh hưởng xấu đến bộ xương.
Thiếu Mn ảnh hưởng xấu đến phát triển khớp làm khó di chuyển, đi lại.
Thiếu P ảnh hưởng đến sự hình thành màng tế bào.
Thiếu Zn ảnh hưởng xấu đến việc hình thành niêm mạc da làm da sưng lên, giảm sự miễn dịch, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sự phát triển lông làm cho gà xơ xác.
Thiếu Se (Senium) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, làm hoại tử cơ.
Thiếu Fe, Cu, Co (Cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển máu, làm thiếu máu, thịt thiếu sắc tố đỏ.
Thiếu Mg làm cho gà dễ kích thích thần kinh, rất dễ bị náo loạn và stress, làm gà chậm phát triển có thể dẫn đến chết.
Thiếu lodine có thể dẫn tới viêm tuyến giáp, giảm tỷ lệ ấp nở và làm sưng tuyến giáp.
Thiếu Selenium có thể dẫn tới bệnh tích và mào ở gà, nếu cho quá liều sẽ làm cho gà bị ngộ độc.
Nguyên nhân trong việc thiếu khoáng chất là do khoáng chất phân bổ không đồng đều trong thức ăn. Vì vậy để tổ hợp khẩu phần thức ăn cần phải tính toán thật kĩ để không giảm hiệu quả chăn nuôi.
Trong môi trường đất, nước, trong phân và thậm chí là hạt bụi cũng tạo ra vi khuẩn xâm nhập vào trứng ấp.
Khi có một số vi khuẩn trên bề mặt vỏ trứng nó sẽ làm tăng vi khuẩn xâm nhập vào quả trứng, khi xâm nhập vào quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng của quả trứng và nhân đôi, phá hủy phôi và hình thành các chất độc hại để phá hủy trứng.
Cấu tạo của trứng gồm có lớp biểu bì (lớp protein), vỏ và lỗ hỏng. Lớp biểu bì giúp bịt kín và bao phủ lỗ hỏng giúp vi khuẩn không thể xâm nhập. Khi trứng còn nguyên vẹn, vi khuẩn khó xâm nhập vào bên trong trứng, tuy nhiên nếu lỗ hỏng bị vỡ 1 vài lỗ thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và phá hủy phôi bên trong trứng.
Những quả trứng bị nhiễm bẩn mà không được ấp trong lò ấp sẽ bị ảnh hưởng đến các trứng khác, nếu trứng bị nhiễm bẩn bị vỡ trong lò vi sống, vi khuẩn sẽ lây lan sang các trứng khác và gà con mới nở.
Điều này rất dễ làm ảnh hưởng đến gà con bị nhiễm vi khuẩn và nhiễm bệnh, vì vậy cần phải nhanh tay ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bằng cách các phòng chống như sau:
Cách phòng chống mầm bệnh
- Thu thập trứng thường xuyên tránh để trứng tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường, chuồng trại nơi đẻ trứng, chất độn chuồng sạch sẽ hoặc phủ 1 lớp vải mỏng.
- Thức ăn, nước uống của gà phải an toàn, sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn sinh bệnh.
- Chuyển trứng mới đẻ vào nơi khô ráo, càng sạch càng tốt.
- Không để trứng nơi có tích tụ hơi nước.
- Tránh để vỡ vỏ trứng, vỡ trứng, vì như thế sự xâm nhập của vi khuẩn càng cao.
- Trứng có vỡ thì cách ly chúng, dọn dẹp sạch sẽ.
- Tránh lao chùi làm trày xước vỏ trứng sẽ làm vi khuẩn xâm nhập.
- Xịt khử trùng thường xuyên nơi gà mới đẻ trứng.
Việc lây lan vi khuẩn từ các trứng nứt, vỡ sang các trứng khác tuy không thể hiện hữu hình nhưng nó cũng ảnh hưởng khá lớn vì lây lan cho cả đàn nhiễm khuẩn. Vì thế bà con nên thẩn trọng và cố gắng phòng bệnh.
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở gà do virus Chicken Anemia Virus (CAV) gây ra, nó là một loại bệnh khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự suy giảm miễn dịch ở gà và đặc biệt nó có thể gây bệnh trên mọi lứa tuổi, mọi giống gà.
1. Triệu chứng của bệnh
Gà xanh xao, lờ đờ, kém ăn.
Gà khoảng 1 tháng tuổi thường còi cọc và kém phát triển.
Lỗ chân lông, cánh… rĩ ra máu tươi và có trường hợp chảy máu thành dòng tạo điều kiện có các vi khuẩn khác xâm nhập.
Tỷ lệ tử vong cao.
CAV gây suy giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà, làm cho gà dễ mắc nhiều căn bệnh khác.
2. Phương thức lây truyền
Phương thức lây từ mẹ sang con, làm cho gà con phát bệnh lúc 10-14 ngày tuổi, gà con biếng ăn, còi cọc, xanh xao, mệt mỏi, nhiễm nấm, tiêu giảm hệ thống miễn dịch. Có những hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu, máu loãng và chậm đông, tủy xương nhợt nhạt. Tỷ lệ chết lên đến 60% nếu kết hợp với bệnh thứ phát.
Do việc quản lý thuốc phòng bệnh, thuốc đề kháng của gà mẹ không tốt, liều lượng ít nên lượng kháng thể trong gà mẹ thấp dẫn đến kháng thể trong gà con cũng thấp.
Đây là một căn bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển, sinh trưởng và đặc biệt giảm sự miễn dịch ở gà làm các vi khuẩn của các bệnh thứ phát xâm nhập nhanh chóng và dễ dàng. Vì vậy, để gà không mắc căn bệnh này, bà con cần lưu ý các cách phòng bệnh sau để tránh đàn gà của mình mắc bệnh:
3. Cách phòng bệnh thiếu máu trên gà
Không lấy trứng ở những nơi có dấu hiệu của bệnh thiếu máu truyền nhiễm.
Tiêm chủng vaccine cho gà từ 1-3 ngày tuổi và lúc 16-20 tuần tuổi trước khi đẻ trứng.
Tiêm phòng vaccine đúng thời thời điểm định kỳ.
Tiêm phòng thuốc đề kháng tăng cường miễn dịch.
Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Quản lý thức ăn một cách tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Tăng cường phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch.
4. Cách điều trị bệnh
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa trị. Nếu người dân thấy đàn gà có một vài con có dấu hiệu như trên thì nên cách ly và tiêm phòng vaccine, tiêm thuốc tăng đề kháng miễn dịch, tăng cường cung cấp nhiều nước sạch, vitamin và chất điện giải.