Kỹ thuật chăn nuôi

Bệnh nấm diều ở gà là gì

Bệnh nấm diều ở gà do men Candida albicans gây ra, nó là một loại bệnh dễ điều trị nên đa phần ít ai quan tâm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nhiễm trùng da và quan trọng hơn dù sau khi chữa khỏi bệnh thì hệ miễn dịch của gà bị hạn chế và dễ bị những vi khuẩn, bệnh khác xâm nhập một cách dễ dàng.

benh-nam-dieu-o-ga-cach-nam-men-gay-cac-trieu-chung-benh-tich-tren-ga-nhu-nao

1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm diều ở gà:

- Do dụng cụ đựng nước và nước uống bị nhiễm bẩn. - Do thức ăn không đạt chất lượng vệ sinh, nhiễm nấm. - Do trộn khánh sinh với thức ăn hoặc nước uống trong thời gian dài làm phát triển nấm trong đường tiêu hóa.

2. Cách nấm men gây các triệu chứng, bệnh tích trên gà

- Miệng hôi, bị lỡ loét và có mảng bám màu trắng.

- Gà nôn ọc ra chất nhầy hôi thối, có mùi chua.

- Thực quản bị nhiễm loét.

- Niêm mạc ở diều dày lên và nổi những mụn trắng, trong diều có chất nhầy hôi.

Dạ dày tuyến sưng hoặc suất huyết niêm mạc, trên niêm mạc có chất nhầy hôi và nổi mụn trắng.

- Nấm men theo thức ăn, nước đến ruột sẽ làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng làm cho gà ủ rủ, tiêu chảy phân sống… tuy không chết nhưng chậm lớn, giảm sự phát triển.

3. Cách điều trị bệnh nấm diều vàng

- Cải tạo môi trường chăn nuôi:

- Dọn dẹp trang trại sạch sẽ.

- Dọn chất độn chuồng.

- Chuyển sang chuồng mới khi đã diệt khuẩn.

- Sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần.

- Dùng thuốc đề kháng:

- Dùng MEKOZYM + MEKOSAL pha vào nước uống liên tục 1 tuần.

-  Dùng MEN TIÊU HÓA trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần.

- Khi đàn gà hồi phục dùng MKV-MEKOVIT  pha vào nước uống suốt quá trình nuôi.

- Dùng thuốc kháng nầm Nystatin hoặc Ketoconazole. Nystatin dùng iên tục 7 ngày hoặc Ketoconazole dùng liên tục 10-15 ngày.

4. Cách phòng bệnh nấm diều

- Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo.

- Vệ sinh chuồng trại.

- Thay chất độn chuồng mới đã được xữ lí bằng thuốc diệt nấm.

- Phun sát trùng định kỳ.

Read more...

Một số thức ăn và tiêu chuẩn ăn của ngan

Ngan là loài gia cầm thích ứng rộng rãi cả trên cạn và dưới nước và có thể nuôi quanh năm. Việc chăn nuôi ngan rất dễ, trong nuôi chăn thả truyền thống, thức ăn của ngan rất đa dạng phong phú, không đòi hòi khắt khe dinh dưỡng trong khẩu phần. Đa phần, thức ăn gồm tinh bột, protein, chất xơ xanh… Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích ăn thức ăn bột, ướt và trơn. Để hiểu rõ tổng hợp về thức ăn của ngan, bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Ngan thuộc loài ăn tạp, được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của mỗi loại thức ăn trong khẩu phần, người ta chia thức ăn nuôi ngan thành các nhóm sau:

mot-thuc-va-tieu-chuan-cua-ngan

1. Nhóm thức ăn năng lượng

Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng. Loại thức ăn này gồm các hạt hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

Thóc: Năng lượng của thóc khoảng 2630-2860 Kcal/kg, protein: 7,8- 8,7%, mỡ: 1,2-3,5%, xơ: 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô nhưng lượng khoáng đa lượng và vi lượng trong thóc thấp.

Ngô: Là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngô đứng hàng đầu trong các loại thức ăn năng lượng ở gia cầm.

2. Thức ăn protein

Gồm các loại hạt cây họ đậu, cá và các phụ phẩm của chúng. Đại diên lớn nhất của các loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc., bột cá, bột đầu tôm:

Đỗ tương: Giá trị sinh học của protein đỗ tương cao tương đương với các protein động vật. Tuy nhiên khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến những tác nhân kháng dinh dưỡng có trong hạt đỗ tương.

Lạc: Lạc chứa nhiều dầu mỡ, tỷ lệ mỡ chiếm 38-40% trong lạc vỏ và 48-50% trong lạc nhân. Hàm lượng protein trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%.

Bột cá: Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ số lượng của các axit amin cần thiết mà gia cầm yêu cầu, đặc biệt là lizin và metionin. Song bột cá là nguyên liệu đắt tiền do đó để đảm bảo giá thành của khẩu phần cần tính toán cung cấp một tỷ lệ hợp lý.

Bột đầu tôm: Bột đầu tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học của protein bột đầu tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu.

3. Thức ăn khoáng và vitamin

Loại thức ăn cung cấp khoáng và vitamin được gọi là thức ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung khoáng thường dùng trong chăn nuôi gia cầm là: Các phức hợp muối có chứa canxi, photpho; Các muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.

Tiêu biểu của nhóm này là khoáng đa lượng; đá vôi ở dạng bột như phấn canxi cacbonat, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat (MnSO4 . 5H2O) ở dạng tinh thể, coban clorua (CoC12-6H2O) dạng bột màu hồng đỏ…

Nhu cầu dinh dưỡng của ngan không đòi hỏi cao, ngan có khả năng tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thụ một lượng dinh dưỡng ổn định. Nên khi thay đổi khẩu phần ăn của ngan không làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thịt. Bà con có thể yên tâm điều chỉnh khẩu phần ăn của ngan để phù hợp với điều kiện kinh tế.

Read more...
Thụ tinh nhân tạo cho vịt

Thụ tinh nhân tạo cho vịt

Trong môi trường chăn nuôi tự nhiên, việc tạo ra con giống bằng phương pháp truyền thống giúp duy trì và cân bằng các đời con lai. Tuy nhiên do các yếu tố môi trường tác động, việc con giống tạo ra không đúng tính chất mong muốn hoặc không hiệu quả cao. Bài viết sau, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật mới, đó là thụ tinh nhan tạo cho vịt mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp truyền thống. thu-tinh-nhan-tao-cho-vit

1. Ưu điểm khi thụ tinh nhân tạo

- Giảm được chi phí chăn nuôi vì 1 con đực thụ tinh được bình quân 20 – 25 con mái, có thời điểm thụ tinh được 40 – 50 con cái và như vậy giảm được chi phí khoảng 5 – 7% (Thụ tinh tự nhiên 1 con đực chỉ thụ tinh được 4 – 5 con cái) - Tỷ lệ phôi đạt được 85 – 95%, tỷ lệ nở đạt 82 – 85% phôi. – Đàn vịt nhanh lớn, tiêu tốn thức ăn thấp, có tuổi giết thịt ngắn hơn. – Thịt ngon hơn, tỷ lệ mỡ thấp hơn. – Khối lượng giữa con đực và con cái chênh lệch nhau ít.

2. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

Bước 1. Chọn, nuôi và huấn luyện vịt đực - Bà con tiến hành chọn con đực từ 26 – 28 tuần tuổi có ngoại hình cân đối, to khỏe, đã thành thục về tính. - Chuẩn bị những ô chuồng để nhốt vịt đực giống, có máng ăn và máng uống đầy đủ. Đồng thời nhốt gần đó 1 – 2 con ngan cái đã thành thục về tính để kích thích ngan đực. - Tiến hành nuôi dưỡng và chăm sóc ngan đực theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Thời gian nuôi dưỡng từ 3 – 4 tuần sau đó là có thể tiến hành lấy tinh.

Bước 2. Lấy tinh trùng của vịt đực

Thời gian lấy tinh và thụ tinh được tiến hành trong thời gian từ 6 – 9 giờ trong ngày với các yêu cầu kỹ thuật cùng trang thiết bị kỹ lưỡng. Các dụng cụ bà con cần chuẩn bị: + Cốc để hứng tinh của vịt + Môi trường để pha loãng tinh dịch + Ống hút, ống pha tinh dịch + Các ống chứa tinh dịch và súng bắn tinh. * Phương pháp lấy tinh của vịt + Sử dụng con vịt cái thả vào ô nhốt vịt đực cần lấy tinh, để đuôi vịt cái quay về phía người lấy tinh. Khi đó vịt đực sẽ đạp ngan cái người lấy tinh chuẩn bị cầm sẵn cốc chứa tinh trên tay chờ khi nào vịt đực có phản xạ thò gai giao cấu để giao phối thì nhanh chóng đưa cốc vào gai giao cấu của con đực để hứng tinh. Tiến hành pha loãng tinh dịch theo tỷ lệ 3 tinh dịch + 1 môi trường. Sau đó tiến hành hút tinh dịch vào các ống chứa tinh.

Bước 3. Thụ tinh cho vịt cái

Tiến hành bắt vịt cái và dùng đùi và 2 đầu gối để kẹp vịt cái đồng thời dùng 2 tay để bóp lỗ huyệt sao cho nhìn thấy đường sinh dục của con cái lộ ra thì tiến hành dùng súng để bắn tinh dịch vào đường sinh dục của vịt cái. Mỗi lần bắn tinh thì súng bắn tinh đã có cữ để khống chế lượng tinh dịch vừa đủ.   Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho đàn vịt, bà con lưu ý nên lặp lại quá trình thụ tinh sau khoảng 04 ngày để đạt kết quả tốt nhất. Mọi thắc mắc bà con có thể tham khảo hướng dẫn của máy ấp trứng Ánh Dương, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình.
Read more...
Kinh nghiệm ấp trứng vịt

Kinh nghiệm ấp trứng vịt

Nhiều hộ gia đình trong chăn nuôi có nhu cầu ấp trứng vịt để đảm bảo nguồn giống tốt nhất cho đàn vịt sắp tới, tuy nhiên không phải ai cũng biết kỹ thuật ấp đạt hiệu quả. Bài viết sau đây, máy ấp trứng Ánh Dương xin hướng dẫn bà con cách ấp trứng vịt nở cao và khỏe mạnh.
Kinh nghiệm ấp trứng vịt
Kinh nghiệm ấp trứng vịt

1. Chọn trứng ấp

Trứng vịt dùng để ấp nên chọn loại trứng có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn như rơm rạ hoặc đất bùn, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó dị tật bẩm sinh, trứng ấp phải trọng lượng đạt từ 60 – 70gram.

2. Bao gói, vận chuyển và bảo quản trứng ấp

Bà con không nên chọn trứng ấp đã được bảo quản quá lâu, trứng ấp nở cao nhất khi được bảo quản trong khoảng thời gian từ 5 -7 ngày, nhiệt độ 15-200C, ẩm độ 65-75%.

3. Soi trứng và theo dõi vịt nở

Trong quá trình ấp, bà con thường nên tiến hành soi trứng, thời gian soi trứng hợp lý nhất là vào khoảng 7-8 ngày sau khi ấp để loại bỏ những trứng không có phôi, chết phôi, trứng dập vỡ, rạn nứt còn sót lại. Để chọn trứng có phôi nên dùng đèn soi trứng, nếu trứng nào có mạch máu như mạng nhện là trứng có phôi, ngược lại thì nên loại bỏ để tiết kiệm diện tích. Lần thứ hai bà con tiến hành soi trứng là vào ngày khoảng thời gian 18 ngày sau khi ấp để loại bỏ trứng chết phôi hoặc phôi phát triển kém. Trong giai đoạn vịt nở chính xác nhất vào khoảng 28 ngày. Đây là giai đoạn cần tuân thủ kỹ thuật nhiệt độ và độ ẩm kỹ lưỡng. Nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ cao vịt sẽ nở sớm và tỷ lệ chết cao.

4. Nhiệt độ và ẩm độ tủ ấp

Nhiệt độ trứng trong phòng lúc bắt đầu vào lò ấp là 37 độ, từ 1-7 ngày là 36,5 độ, 8-15 ngày 37,5-38 độ. Về độ ẩm độ trong tuần đầu từ 60-65%; tuần thứ 2 và 3 từ 50-55%; tuần thứ 4 là 65-70%.   Ở trong từng môi trường khách nhau, tùy thời tiết, tùy nhiệt độ ngoài trời mà thời kỳ ấp trứng có thể bị thay đổi. Do đó, bà con nên sử dụng một số loại máy ấp trứng có hướng dẫn nhiệt độ ấp để đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình ấp trứng.    
Read more...