Author - Ánh Dương

Các điều nên biết trước khi bắt tay vào nuôi gà đông tảo

Hiện nay ở nhiều nơi trên cả nước, bà con đang dần rộ lên phong trào nuôi gà Đông Tảo, loài gà có lợi ích kinh tế rất cao bởi tính hiệu quả và giá trị thương phẩm. Mặc dù vây, không phải ai cũng tìm hiểu đầy đủ các kỹ thuật chăn nuôi giống gà này. Có thể bạn mua được đúng giống gà Đông Tảo thuần chủng nhưng không đó không phải là tất cả, còn nhiều ảnh hưởng khác nhau của môi trường hay cách chăm sóc tác động đến việc bạn có một đàn gà khỏe mạnh đạt yêu cầu có thể xuất chuồng. Chính vì vậy hôm nay máy ấp trứng Ánh Dương sẽ đưa đến các bạn một số kiến thức cần biết trước khi bà con muốn nuôi gà Đông Tảo để phát triển kinh tế gia đình. cac-dieu-nen-biet-truoc-khi-bat-tay-vao-nuoi-ga-dong-tao

1. Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi gà Đông Tảo

Đối với chuồng trại chăn nuôi, bà con cần phải đảm bảo có rèm che một phần chuồng nuôi đối với mô hình nuôi gà Đông Tảo thả vườn hoặc rèm che toàn bộ chuồng nếu nuôi trong nhà khép kín. Vật liệu che tốt nhất là gạch ngói, cọ xòe bởi đây là loại vật liệu có thể thay đổi nhiệt độ mát lạnh vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, giúp ổn định nhiệt độ chuồng nuôi. Lúc mới mua về, gà con còn rất yếu nên thường chui rúc, dồn lại nên có hiện tượng dẫm đạp lên nhau nếu diện tích nuôi nhốt quá chật. Để tránh hiện tượng trên, bà con nên thiết kế lồng nhốt sao cho đảm bảo diện tích tối thiểu là khoảng 10 con/1m2. Vấn đề lưu ý tiếp theo là máng ăn và máng uống, các loại máng trên cần khử trùng và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi cho ăn uống. Bà con nên sử dụng máng ăn uống bằng nhựa, đặt máng nước ở trên máng ăn, chiều dài của máng tùy theo số lượng gà con, tối thiểu là 10 cm chiều dài máng cho 1 chú gà Đông Tảo. Ngoài ra, đồ bảo hộ lao động cũng cần đảm bảo sát khuẩn, khử trùng trước khi tiếp xúc với đàn gà.  

2. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại trước khi thả gà Đông Tảo.

Bà con tiến hành khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, tường chuồng và khu vực xung quanh chường bằng dung dịch thuốc sát trùng Con Cò có bán tại các hiệu thuốc thú y trên toàn quốc, sau đó hoặc trộn 1 lít fomol 2% vào 1 m3 nước. Phun xung quanh chuồng và cách ly khu vực này trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần. Tuyệt đối không cho người lạ mặt vào thăm chuồng, hoặc phải mặc đầy đủ đồ dùng bảo hộ và toàn bộ đồ bảo hộ cũng đều phải được sát trùng khử khuẩn trước khi cho mặc.   Trên đây là toàn bộ những yêu cầu trước khi tiến hành nuôi gà Đông Tảo, một giống gà có giá trị thương phẩm cao. Đảm bảo những yêu cầu trên thì gia đình bạn sẽ có một lứa gà Đông Tảo khỏe mạnh. Chúc bà con đạt được thành công.
Read more...

Bệnh giun chỉ ở vịt? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh giun chỉ ở vịt hay con gọi là bệnh u bướu vịt thường gặp vào mùa hè, lưu hành ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Đài Loan. Đây là một căn bệnh dễ gặp khiến vịt chậm lớn, còi cọc do mất chất dinh dưỡng, đồng thời với những khối u to dưới hầu, cổ chèn ép làm vịt khó thở, khó tiêu hoá, các trường hợp nặng có thể dẫn đến chết. Bài viết sau đây sẽ cho bà con biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng căn bệnh này.  benh-giun-chi-o-vit-nguyen-nhan-va-cach-phong-benh

1. Nguyên nhân của bệnh

Do giun chỉ ký sinh trong mô dưới da của vịt, tập trung ở vùng dưới hai hàm dưới và gây viêm tạo thành khối u. Nếu mổ khối u này ra, ta có thể thấy nhiều con giun quấn lại với nhau thành từng búi, màu trắng hồng. Bệnh gây tử vong cho vịt khoảng 10%, nhưng phần lớn là chèn ép vùng họng, khiến ăn uống kém, khó tìm kiếm thức ăn, thiếu máu và vịt chậm lớn hẳn so với con cùng đàn.

2. Triệu chứng của bệnh

Khi bị bệnh, vịt có triệu chứng sưng vùng trán, mắt, sau đó lan dần tới cổ, các bộ phận dưới da, hàm dưới chỗ cuống lưỡi. Một thời gian sau đó vịt gầy, chậm lớn, ăn uống giảm, khó thở nặng.

3. Cách điều trị bệnh

Bà con  cần theo dõi và phát hiện bệnh trong bầy vịt càng sớm càng tốt. Khi vịt mắc bệnh có thể áp dụng cách truyền thống là mổ chỗ giun tập trung để lấy bọc ký sinh ra, sau đó bôi các dung dịch sát trùng ở nồng độ vừa phải như Iodua 2%, NaCl 5%, thuốc tím 0,5%... Cách thứ hai là dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khối u như Diphevit, Levamisol theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc dùng thuốc tẩy ký sinh trùng Mebendazol… Cả hai cách điều trị như trên thường cho hiệu quả cao, có thể diệt ngay 100% bệnh giun chỉ trong đàn mà ko gây ra hiện tượng chết hoặc phát ổ dịch.

4. Phòng bệnh giun chỉ

Để phòng bệnh giun chỉ, bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Hạn chế không chăn thả vịt ở những nơi có nguồn nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh (cống rãnh, ao tù đọng…). - Chuồng trại phải bảo đảm vệ sinh môi trường, thông thoáng trong và ngoài; nền cao để tránh tình trạng đọng nước, không gồ ghề, có thể lát gạch hoặc xi măng nhám, chất độn khô sạch; hướng phù hợp, tránh gió lùa vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. - Sau mỗi lứa vịt bán bà con phải dọn vệ sinh chuồng nuôi, cọ rửa sạch sẽ, để khô ráo, sau đó tẩy uế, phun thuốc sát trùng và để trống chuồng khoảng một tuần rồi nuôi đợt mới. Nên bố trí nơi cho vịt ăn, uống ở ngoài chuồng để giữ chuồng khô sạch.   Bệnh giun chỉ không phải là một căn bệnh có thể gây chết hàng loạt tuy nhiên nếu đàn vịt mắc bệnh sẽ khiến vịt chậm lớn, còi cọc, không thể phát triển gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Bà con nên cân nhắc để đảm bảo bầy đàn không bị nhiễm bệnh.
Read more...

Xác định giới tính chim trĩ

Trong chăn nuôi, việc biết rõ giới tính của vật nuôi là điều quan trọng. Vì có biết rõ giới tính của chúng, ta mới biết con nào thuộc giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống sau này. Phân biệt giới tính của loài thú thì rất dễ, tuy nhiên loài gia cầm như gà, vịt, chim thì lại rất khó… Nhiều giống chim như chim cu gáy, bồ câu, khướu, yến phụng … dù ngay chim đã trưởng thành đã sinh sản được nhiều lứa mà giới tính của chúng ra sao, ngay nhiều chủ nuôi có kinh nghiệm lâu năm cũng không phân biệt được! xac-dinh-gioi-tinh-chim-tri

Vậy làm thế nào để phân biệt được chim trĩ trống và chim trĩ mái, bà con có thể đọc bài viết sau:

Chim trĩ dưới 3 tháng tuổi, trên mình còn phủ kín lớp lông măng màu xám tối thì chỉ có người nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể đoán được giới tính của từng con. Bởi giống chim trĩ rất khó để phân biệt được giới tính, đặc biệt trong giai đoạn con con. Riêng chim trĩ trưởng thành từ ba bốn tháng tuổi thì trên mình đã mọc lông vũ. Khi đó chúng ta phân biệt trống mái ra sao rất dễ, ngay người ngoài nghề cũng xác định được dễ dàng. Đối với trĩ trống: Sắc long trên mình trĩ tươi tắn, sặc sỡ và có nét rất đệp, thân mình mảnh khảnh, nhanh nhẹn và năng động. Đây là cách phân biệt dễ nhất. Đối với trĩ mái: Sắc lông trên mình trĩ mái tối sẫm mặc dù đã thay lớp lông măng, nhìn không hấp dẫn… Bài viết trên là phương pháp giúp bà con phân biệt được giới tính của chim trĩ, tuy nhiên để chính xác nhất bà con nên đợi lớp lông của chim trĩ về chiều dưới ánh hoàng hôn sẽ dễ phân biệt đâu là trĩ trống, đâu là trĩ mái, tiện cho việc phân loại trong chăn nuôi.
Read more...

Vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho chim trĩ

Nếu nuôi trĩ với quy mô lớn, khu chuồng trại nhiều thì khâu đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như chuồng trại là cực kì nan giải. Như các bạn cũng đã biết, do trĩ ăn thức ăn là cám viên hỗn hợp, trong đó có nhiều chất đạm, tinh bột, chất béo … nên phân trĩ thải ra ngoài có mùi hôi thối không khác già phân gà. Vậy làm thế nào để đảm bảo đúng môi trường, máy ấp trứng Ánh Dương xin hướng dẫn bà con một số kỹ thuật sau: ve-sinh-chuong-trai-va-phong-benh-cho-chim-tri

1. Vị trí chuồng trại

Lập chuồng trại nuôi chim trĩ nên cách xa khu dân cư sinh sống mới hợp vệ sinh. Nên tìm khu đất đồng trống có đầy đủ nước và cách xa khu dân cư ít nhất 500m để làm chuồng, tránh gây ô nhiễm xung quanh.  

2. Các công việc vệ sinh chuồng trại cần làm

Công việc làm vệ sinh chuồng trại tuy tốn nhiều công sức và thì giờ, nhưng đem lại điều lợi lớn là bảo vệ được sức khoẻ cho vật nuôi và cả những người công nhân trong trại. Các công việc cần làm hàng ngày cụ thể như sau: - Cọ rửa sạch sẽ các máng ăn, máng uống trong khu vực ăn uống - Quét dọn hết thức ăn rơi vãi quanh khu vực đặt máng ăn - Quét dọn rác trong và ngoài khu vực chuồng trại - Đổ phân và cọ rửa máng phân sạch sẽ - Đặt khay chứa vôi bột ngay cửa chuồng để ai vào phải giẫm giày dép lên đó tiệt trùng  

Các công việc cần làm theo định kỳ hằng tháng:

- Khai thông cống rãnh để khu vực chuồng trại không bị úng ngập gây ô nhiễm - Tẩy mùi hơi thối trong khu trại - Thay vật liệu lót nền chuồng, vì qua một tháng đã ngập nhiều phân trĩ nên kéo nhiều ruồi nhặng - Sát trùng chuồng trại trước khi rải vật liệu mới lót nền chuồng  

Các công việc cần làm theo định kỳ hàng quý:

- Phát quang các cây tạp và làm sạch cỏ dại quanh khu vực chuồng trại để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ, rắn rít lui tới khu vực chăn nuôi, là cách tiêu diệt mầm bệnh. - Tổng vệ sinh khu vực sân nắng như quét dọn sạch sẽ, trồng thêm rau có và bón phân đầy đủ cho rau cỏ tươi tốt, tạo nguồn thức ăn bổ sung cho trĩ. Tóm lại, giữ vệ sinh khu chuồng trại nuôi chim trĩ là việc cần làm. Nếu làm tốt công việc này là ta đã góp phần phòng bệnh cho vật nuôi, chim trĩ cũng bị một số bệnh mà gia cầm thường mắc phải. Các bệnh này do vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Vệ sinh chuồng trại sẽ khiến loại vi trùng, vi khuẩn … không có cơ hội để phát triển.
Read more...