Sử dụng vacxin phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm

Sử dụng vacxin phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm để đạt hiệu quả kinh tế cao cần luôn luôn đảm bảo phòng chống bệnh tật, trong đó thực hiện các biện pháp phòng bệnh cần được triển khai chặt chẽ, đồng bộ mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu một số điểm cần chú ý khi lựa chọn, sử dụng vacxin nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cho bà con nông dân.

Như bà con đã biết, vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh bị làm yếu đi hoặc đã chết đi mất khả năng gây bệnh. Sau khi tiêm vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại căn bệnh đó. Có 02 loại vacxin mà chúng ta thường sử dụng trong chăn nuôi là Vacxin nhược độc, Vacxin vô hoạt. Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch riêng. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

su-dung-vacxin-phong-benh-trong-chan-nuoi-gia-cam

1. Vacxin nhược độc (vacxin sống)

Là chế phẩm sinh học đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, hoặc những chủng vi sinh vật có tính gây bệnh thấp giúp tạo ra kháng thể chống lại căn bệnh khi đi vào cơ thể gia cầm.

2. Vacxin vô hoạt (vacxin chết)

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet…

3. Cách sử dụng vacxin đúng kỹ thuật

– Tiêm phòng gia cầm hàng năm định kỳ ở nơi đã từng có ổ dịch, nơi xuất hiện bệnh truyền nhiễm, những nơi phát bệnh. Lưu ý, vacxin của chủng vi khuẩn nào chỉ phòng được căn bệnh đó, không sử dụng sai bệnh.

– Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, hoặc đang bị thương bởi khả năng miễn dịch của động vật sẽ yếu đi khiến vi khuẩn ủ bệnh phát triển mạnh gây bệnh cho gia cầm.

– Các dụng cụ tiêm phòng vacxin phải được luộc trong nước sôi trước khi tiêm phòng vào động vật. Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin.

– Khi tiêm phòng, phải dùng vacxin đủ liều, kỹ thuật tiêm phải chuẩn xác, đúng vị trí, đủ độ sâu và tuân thủ lịch tiêm phòng của bác sĩ thú y.

– Yêu cầu cần lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng, không được để vacxin qua ngày hoặc sử dụng lại vacxin cũ.

– Khi tiêm phòng cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp nếu có trường hợp sốc phản vệ xảy ra.

4. Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng vaxin

– Đối với gà: Tiêm phòng vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm; các bệnh cầu trùng, tụ huyết…

– Đối với vịt: Tiêm phòng vacxin Dịch tả vịt, vacxin Cúm…

Tiêm phòng vacxin cần tuân thủ đúng quy trình và đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y. Vì thế, bà con cần liên hệ với các cơ sở tiêm phòng để được tư vấn kỹ hơn. Góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Trả lời