Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh
Gà là loại gia cầm được rất nhiều người lựa chọn để làm kinh tế mô hình trang trại. Với khả năng phát triển nhanh, kỹ thuật chăn nuôi không mấy phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi gà cũng dễ bị một số căn bệnh gây chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến chủ trang trại. Một trong số bệnh ở gà đó phải kể đến bệnh tụ huyết trùng ở gà. Để giảm thiểu rủi ro, Máy ấp trứng Ánh Dương sẽ cung cấp nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh bệnh tụ huyết trùng đến bà con trong bài viết sau đây.
1. Bệnh tụ huyết trùng là gì?
– Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trựng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỉ lệ tử vong rất cao. Ở gia cầm bệnh có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc Cholera avium.
2. Nguyên nhân gây bệnh
– Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida có 3 chủng 1, 3 và 4 gây ra, dưới tác động hỗ trợ của các yếu tố stress gây hại.
3. Loài gia cầm mắc
Xảy ra ở hầu hết gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim.
4. Tuổi gia cầm mắc bệnh
– Nếu bệnh tự phát trong đàn gia cầm thì bao giờ cũng sau 3 tuần tuổi trở lên, nhưng bệnh chỉ xảy ra lác đác, lẻ tẻ, cục bộ.
– Nếu bệnh được lây lan từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi thì bệnh có thể nổ ra bất cứ lứa tuổi nào và có tính dịch cao, lây lan nhanh ra diện rộng.
5. Phương thức truyền lây
Tự phát hoặc qua đường miệng.
6. Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng
– Bệnh tụ huyết trùng có 3 thể biểu hiện:
6.1. Thể quá cấp
– Đột ngột nhảy xốc lên, lăn quay, giãy chết hoặc sáng ra đã thấy gà chết trên ổ đẻ hoặc ở góc chuồng
6.2. Thể cấp tính
– Thân nhiệt đột ngột tăng cao 43-440C.
– Gia cầm mệt lả, 2 cánh sã xuống hoặc nằm im không cử động, hai mắt nhắm nghiền, chảy nước mũi, nước mắt, nước miệng.
– Lông xù, mào, tích thâm tím.
– Gia cầm thở rất khó, chán ăn hoặc bỏ ăn.
– Tiêu chảy đôi khi có gợn máu.
– Gia cầm bệnh chết rất nhanh, xác chết béo nhưng thịt nhanh thâm và dễ bị thối rữa. Bệnh có xu thế lây lan nhanh sang con khác.
6.3. Thể mãn tính
– Mào, tích bị phù nề, sưng to, sau một vài ngày thì hình thành lỗ dò có dịch vàng đặc chảy ra rất giống như ở bệnh cúm gà.
– Viêm mí mắt, một số gà bị viêm khớp đi cà nhắc.
– Đầu có thể bị nghiêng sang một bên.
– Nếu không được điều trị kịp thời thì đa phần gia cầm bệnh sẽ chết.
Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Gà Rù, Newcastle
7. Mổ khám
7.1. Thể quá cấp và cấp tính
– Mào tích thâm, xác chết béo, thịt thâm.
– Màng bao tim có nhiều điểm xuất huyết.
– Tim bơi trong túi dịch thẩm xuất màu vàng đặc
– Xuất huyết điểm ở vành tim, cơ tim.
– Trên bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử vàng ngà to bằng đầu kim đến hạt kê.
– Lách sưng to vừa phải.
– Phổi bị phù nề thâm sẫm.
– Viêm phúc mạc do dập vỡ trứng non.
– Buồng trứng bị viêm thoái hóa.
– Viêm tiết dịch đoạn tá tràng.
7.2. Thể mãn tính
– Mào tích phù nề, sưng dầy, đôi khi thấy có lỗ dò, từ đó có dịch vàng đặc chảy ra.
– Viêm mí mắt.
– Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng.
– Viêm khớp.
– Viêm ruột tiết dịch đến xuất huyết đoạn không tràng, hồi
tràng và đại tràng.
– Gan sưng to, cứng và có nhiều điểm hoại tử vàng ngà.
8. Điều trị
– Tất cả các thuốc dùng điều trị E. coli, bạch lỵ đều là thuốc đặc trị tụ huyết trùng, đó là một trong các thuốc sau:
+ Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ Enro-10: 25ml/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ T. Colivit: 20g/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ T. Avimycin: 20g/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ T. Flox. C: 20g/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
+ T. Umgiaca: 20g/100kg P/ngày x 3 ngày là khỏi.
9. Phòng bệnh
– Chú ý tránh các yếu tố stress gây hại. Nếu có sự thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống thì dùng một trong các loại thuốc trên với liều bằng 1/2 liều điều trị, dùng 3 ngày liên tục sẽ tránh được thiệt hại.
– Đảm bảo vệ sinh chăn nuôi thú y trong quá trình tổ chức chăn nuôi.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.